Death – Aleister Crowley Thoth Tarot

0 2.329

XIII. DEATH

Ý nghĩa lá 13. Death trong bộ bài Aleister Crowley Thoth Tarot

Bản năng Chết đi và sinh ra, phát triển và lụi tàn
Mục đích Chuyển hóa
Nguyên lý hướng dẫn Sự buông bỏ cao cả (cái chết)
Ánh sáng Dành chỗ cho cái mới
Bóng tối Nỗi sợ hãi (sợ cái chết)
Phẩm chất Sự hiểu biết nội tâm, sự kiên định

***

Nền Tảng Kiến Thức

Lá bài

Lá bài cho thấy điệu nhảy của cái chết, tiêu biểu cho vòng tuần hoàn vĩnh hằng của nguyên lý “chết đi và sinh ra” trong sự tác động lẫn nhau của nó. Chúng ta nhìn thấy một bộ xương đang quì gối, cầm một lưỡi hái thu hoạch mọi thứ khô héo rơi xuống xuyên qua một tấm vải của số phận. Sự tách rời của những sợi chỉ chết chóc khiến cho những bong bóng nổi lên thoát ra khỏi chốn ô uế bùn lầy, nơi mà sự sống đang nảy mầm. Nó đang leo lên những sợi chỉ của thời gian như những miếng vải sợi tỏa sáng, liên tục mở rộng ra thành những hình dạng mới của thời gian và không gian. Chính cái chết đã tạo ra chúng bằng cách khuấy chúng lên từ cặn bã của vực sâu không đáy. Chuyển động bản năng của sự vĩnh hằng này được biểu trưng bởi một con bò cạp có vòi độc đang ẩn nấp ở giữa hai bông hoa đã chết của đầm lầy (hoa sen và hoa lily). Cùng với con rắn, cá, và đại bàng, nó là biểu tượng của sự tái sinh. Người Giec Manh biết rằng Đức Chúa Odin của họ có thể đi trên những ngôi sao để đến những thế giới xa xôi và thuộc về kiếp sau nếu như ngài thay đổi hình dạng trước khi thực hiện.Thân thể của ngài nằm đó như thể đang ngủ thiếp đi trong cái chết. Tuy nhiên bản thân ngài đã biến thành một con chim hoặc một con thú hoang dã (ở đây tương ứng với sự nguy hiểm của con bò cạp), một con cá hoặc con rắn. Theo Crowley, lá bài này minh họa cho sự liên tưởng đền việc thối rữa, sự lên men của quá trình giả kim, điều đó- cũng như đất mùn – là điều kiện tiên quyết và là cơ sở cho cuộc sống mới hoặc một sự thúc đẩy mới cho sự phát triển.

Phân Tích và Mô Tả

1. Mô típ (Death)

1.1. Nguyên lý của cái chết

Nguyên lý nhân cách hóa bởi Death được khắc họa như một chuỗi vô tận của những biến đổi thành cuộc sống mới. Theo Crowley, bản thân lá bài này đại diện cho điệu nhảy của cái chết: “Hình này là một bộ xương mang theo một lưỡi hái, và cả bộ xương lẫn lưỡi hái là những biểu tượng Sao Thổ nổi bật. Điều này có vẻ lạ lùng vì Sao Thổ không có kết nối rõ ràng nào với Bò Cạp, nhưng Sao Thổ lại đại diện cho cấu trúc căn bản của những sự vật đang tồn tại”.

1.2. Bộ xương và lưỡi hái

Chủ yếu trong suốt thời kỳ Trung Cổ (nhưng không chỉ trong thời kỳ đó), Death được đồng nhất với Thổ Tinh và bộ xương vì nó chỉ được coi như kẻ hủy diệt, và vì vậy là kẻ thù không đội trời chung của loài người. Linh hồn có thể là bất diệt, nhưng hình dạng để kết nối nó với cuộc sống này là thân xác của chúng ta, và đó chính xác là hình dạng mà cái chết hủy diệt. Sự sống và cái chết, trước đây và ngay cả  bây giờ, không được hiểu là đi song song cùng nhau, mà được xem như là nạn nhân của nhau. Tuy nhiên, vì lưỡi hái nằm trong tay thần chết treo trên những sợi chỉ của chính sự sống, chúng ta nhận thấy đó là vòng tuần hoàn của cái chết và sự tái sinh. Ở một mức độ khác, lưỡi hái là mặt trăng khuyết, tương ứng với Hecate, một vị thần Hy Lạp của cái chết, phép màu và ma thuật.

1.3. Hemet (vương miện của Osiris)

Thổ Tinh trong vai trò người gặt hái phản ánh nỗi sợ hãi cúa chúng ta về cái chết. Tuy nhiên chúng ta không nên đánh đồng nó với cái chết trong thực tế. Chiếc mũ sắt đội trên đầu bộ xương là chiếc vương miện có tên Atef của Osiris, một vị thần Ai cập của thế giới bên kia. Ngài, phu quân của Isis, trở thành nạn nhân vì sự lừa dối của em trai ngài là Seth. Seth đã xé ngài thành mười bốn mảnh (có bản cho là hai mươi bảy mảnh). Tuy nhiên thần Chó Rừng Anubis (trang 104) thu thập tất cả các mảnh đó lại và Isis đã đánh thức người chồng yêu quí của nàng dậy với một cuộc sống mới. Từ sự khởi đầu này mà Osiris thành chủ nhân của lãnh địa cái chết ở phía tây và là hộ mệnh cho nguồn nước của sự sống, được thể hiện trong kinh thánh Ai Cập cổ: Cầu cho ngày nào đó Osiris ban cho con nguồn nước trong lành. Chúng ta thấy điều tương tự trong những truyền thống về pháp sự. Người được thụ giáo kể về hành trình bước vào thế giới bên dưới, nơi họ phải đối mặt với những con quỉ bên trong họ, những kẻ đã xé da thịt họ từ trong xương theo nghĩa đen. Sau cái chết có tính biểu tượng luôn luôn là sự tái sinh, và theo sau việc cắt da xẻ thịt là một sự tiến lên màu nhiệm để bước vào một thể xác mới.

2. Vòng tuần hoàn

2.1. Điệu nhảy của Thần Chết

Thần Chết là yếu tố chi phối trong vòng tuần hoàn của “sinh trưởng và lụi tàn”, kết nối những hình dạng liên tục của sự sáng tạo với nhau. Bởi chúng ta thường chỉ nhìn vào từng sự vật mà không thấy được những sợi chỉ kết nối chúng. Sự hiểu lầm của chúng ta về cái chết thật nghiêm trọng. Người ta chỉ tìm thấy sự yên tĩnh bên trong khi vượt qua được nỗi sợ hãi về một sự thực không thể thay đổi rằng mọi thứ đều phải có sự kết thúc, nếu không thì sẽ không thể có sự khởi đầu. Từ đó anh ta sẽ không còn phản kháng lại sự sắp đặt của tạo hóa, bởi sự sống già cỗi tạo ra đất mùn để trên đó một sự sống mới được sinh sôi. Lớp đất mùn này tương ứng với bùn lầy của tâm hồn mà Thần Chết khuấy lên, bởi vì với lưỡi hái của mình, Thần Chết tạo ra những bong bóng mà bên trong đó những hình dạng mới bắt đầu được Thần Chết tạo nên với điệu nhảy của ngài (Crowley). Điệu nhảy của Thần Chết diễn tả sự kết nối những cái chết luôn chứa đựng những sự ra đời liên quan đến những cái chết đó. Hiểu theo cách này thì thành quả đang chín muồi bên trong chúng ta cho cả cuộc đời chính là cái chết.  Khi người ta hiểu rõ điều này thì cái chết không còn là đối nghịch với sự sống nữa, mà đúng hơn nó là một đối trọng với sự ra đời.

2.2. Sự tái sinh

Vậy là sự ra đời đại diện cho cực bên kia của vòng tuần hoàn “cái chết và sự tái sinh”. Điều này được diễn tả bằng những hình người đang nhảy múa trong những bong bóng bay lên. Qua đáng dấp của mình, Thần Chết dường như đang mở ra một cánh cửa và cho phép liếc nhìn vào bên trong lòng một con sóng. Mọi sự sống đều dựa trên nền tảng của cái chết lơ đãng, bởi mọi thứ mới mẻ đều hình thành trên sự nhất thời của cái cũ. Khi chúng ta không chịu chấp nhận sự thực này tức là chúng ta đang chống lại sự kiên định của tạo hóa trong hình ảnh của Thần Chết.

2.3. C.G. Jung

Tôi vừa hoàn thành một chuỗi những quan sát về những người có đời sống tâm linh mà tôi có thể theo dõi đến tận khi cái chết cận kề. Sự kết thúc đang tới gần thường được biểu thị bằng những biểu tượng cũng được báo hiệu qua những thay đổi về tình trạng tâm lý trong đời sống bình thường, đó là những biểu tượng của sự tái sinh (…) Tôi có khả năng nhiều lần theo dõi những dấu hiệu của cái chết đang tới gần với quãng thời gian trở về trước đến một năm, thậm chí trong cả những trường hợp mà tình huống bên ngoài không cho phép có những suy nghĩ đó. Vậy là cái chết đã được sắp đặt rất lâu trước khi nó thực sự xảy ra. Tôi đã rất kinh ngạc khi thấy tâm hồn vô thức không mấy quan tâm đến cái chết. Theo đó, cái chết có lẽ không phải là vấn đề quan trọng…Tiềm thức có vẻ như chỉ quan tâm đến việc người ta chết như thế nào, nghĩa là liệu thái độ của tiềm thức đối với việc chết đi có hòa hợp hay không.

3. Ba cấp độ của sự phát triển

3.1. Lãnh địa thấp nhất (bò cạp, những bông hoa của đầm lầy)

Con bò cạp đang bò lên trên những loài cây thối rữa trong bùn lầy nguy hiểm chính là nguồn năng lượng không lành mạnh tạo thành sự thối rữa. Cùng lúc đó quá trình lên men đã làm nóng lên nguyên lý “chết đi và sinh ra”, vì công việc của nó ở đây tương ứng với việc sản sinh ra đất từ chất cặn của sự thối rữa. Ở cấp độ thấp nhất này của lá bài, ta thấy nó như một người đào huyệt chôn thứ đã chết vào lòng đất và vì thế đã tạo nên loại đất mùn mới. Tuy nhiên, không phải cái chết chống lại sự sống, mà là bản ngã luôn luôn vạch ra những ranh giới đối với cái chết bằng cách không để những nguồn năng lượng chảy đi mà tích tụ lại như một sự bảo vệ khỏi nỗi sợ hãi cái chết. Vì vậy Thanatos, bản năng của cái chết, không phải là mong muốn được chết mà là sự phản ứng với cuộc sống bị ngăn chặn đang đi tìm lối thoát của nó trong hành động của sự hủy diệt. Crowley viết:

Con bò cạp tượng trưng cho sự thối rữa ở dạng thấp nhất của nó. Sư căng thẳng của môi trường đã trở nên quá sức chịu đựng, và yếu tố bị tấn công đã tự nguyện phục tùng sự thay đổi, và như vậy nguyên tố kali bị ném trên mặt nước bắt đầu bốc cháy và chấp nhận sự bao bọc của rễ mầm hydroxyl.

3.2. Cấp độ trung bình (con rắn, con cá)

Con rắn và con cá có ý nghĩa nước đôi đại diện cho những biểu tượng của tiềm thức. Con rắn đó chính là con rắn của cái chết và của sự sống, con cá  vừa là biểu hiện của quyền lực ban phát và bảo toàn sự sống của nước, vừa là những con quái vật đang nuốt chửng mọi thứ. Con rắn cũng là biểu tượng truyền thống của sự bất tử. Chính con rắn đã đánh cắp cây thảo mộc của cuộc sống vốn rất khó giành được từ Gigamesch và nhai ngấu nghiến. Từ đó nó lột da và không phải chết – theo thần thoại. Chính Crowley đã gán cho biểu tượng con cá trong lá bài này sự quan trọng bậc nhất và liên tưởng nó với những loài cá cổ mà Oannes có lẽ là nổi tiếng nhất. Ngài được xem như là người thầy truyền đạt sự thông thái cho Sumerians và Akkadians, và giáo đoàn Cơ đốc giáo Ai Cập từ buổi đầu đánh giá ngài ngang với thánh John the Baptis. Các linh mục phục vụ ngài đeo mặt nạ hình cá, do vậy một cái đầu cá miệng mở ra bao phủ lên đầu họ. Đó là cơ sở cho chiếc mũ của giám mục thời hiện đại. Cái chết được mô tả ở đây như một người thầy của sự thông thái, như lời của Psalmist: “Lạy Chúa, xin hãy dạy cho chúng con biết rằng chúng con phải chết để chúng con trở nên khôn ngoan.” Con cá là biểu tượng linh thiêng của giáo lý Cơ đốc, nơi nó được đánh giá ngang hàng với Chúa Cứu Thế và là một biểu tượng của Cái Tôi bất tử. Một từ Hy Lạp biểu thị con cá là JchThYS, được diễn giải như một thể thơ trong đó mỗi chữ cái tượng trưng cho một từ: Jesus Christus Hyios Sotet (Jesus Christ, con trai của Chúa trời, đấng cứu thế).

3.3. Bậc cao nhất (Đại Bàng)

Cấp độ cao nhất của lá bài này là Đại Bàng, tượng trưng cho sự bay lên trên vật thể rắn. Các nhà hóa học buổi đầu đã cho rằng, trong một số thí nghiệm nhất định, những nguyên tố thuần chất nhất (tức nhẹ nhất) bay lên như một loại khí hoặc hơi (Crowley).

Thường được coi là đại diện phổ biến nhất của bốn nguyên tố, vị trí của bò cạp hầu như chưa bao giờ được mô tả bằng một con bò cạp, thay vào đó là rắn hoặc đại bàng. Điều này có thể lý giải bằng khái niệm rằng cung Bò Cạp (theo hoàng đạo) tượng trưng cho xu hướng  cực đoan và là kẻ tầm thường đáng khinh. Ở đây, nó vừa được phô bày trong hình dạng tối tăm và không được cứu rỗi như con rắn (bò cạp là những kẻ canh gác cho hầu hết vùng đất thánh: Nơi nào chúng xuất hiện là nơi đó chúng biểu thị cho những chủ đề cấm kỵ) mà nó vừa được biểu thị ở mức độ cao nhất, dạng được cứu rỗi như chim đại bàng hùng mạnh.

Diễn Giải

Về bối cảnh (cái chết và sự tái sinh)

Chủ đề rộng lớn về cái chết và sự tái sinh là đối tượng của vô số những truyện thần thoại trong mọi nền văn hóa. Các nhân vật anh hùng, nam và nữ, đã xuống các vực  thẳm để quay trở lại trần thế sau khi đã đối đầu với quỉ dữ. Những người chết đi và sống lại đã bị những con quái vật nuốt chửng và phun trở ra, sau đó họ quay trở lại thế giới bên trên với những trải nghiệm sâu sắc nhất. Trong những truyện thần thoại Ai Cập cổ xưa, hình ảnh ẩn dụ này được diễn tả trong sự hồi sinh của vị thần bị ám sát Osiris. Sự sùng bái Orpheus, những bí ẩn của Dionysian, sự than khóc cho Attis, Tammuz hoặc Adonis và những truyền thống Babilon-Sumerian của người Ianna đi xuống thế giới dưới lòng đất, tất cả biểu trưng cho sự đương đầu của con người trước cái chết và sự tái sinh.

Về tổng quan

Cái chết có nghĩa là sự khởi đầu và sự kết thúc, và vì vậy cũng là người đi tiên phong không thể thiếu cho cái mới mẻ phải đến. Tuy nhiên chính lá bài này, lần đầu tiên giới thiệu với chúng ta sự kết thúc tự nhiên của một tình huống. Điều này trái ngược vớiTen of Swords, lá bài tượng trưng cho sự chấm dứt sớm và đột ngột. Một lần nữa, đã đến lúc chúng ta phải rời bỏ: rời bỏ tuổi trẻ, rời bỏ một người thân yêu, rời bỏ những phút giây tuyệt vời. Sự trải nghiệm không nhất thiết phải đau khổ. Sự khởi đầu có thể kết nối với một sự kiện vui mừng (bắt đầu từ một đời sống đơn chiếc) hoặc một sự kiện cần thiết cho sự sống sót (lọt lòng mẹ trong lúc chào đời). Sống có nghĩa là liên tục rời bỏ, bởi khi bắt đầu mỗi con đường cũng là lúc kết thúc một còn đường khác. Điều này trở nên rõ ràng với chúng ta ở một mức độ sâu sắc nhất, mà trong thực tế không có gì để mất, và do đó cũng không có gì để chúng ta phải, và có thể, bám víu vào. Được nhìn nhận trên quan điểm này, thậm chí bất cứ suy đoán nào về sự tái sinh có thể xảy ra đều trở nên vô nghĩa và không quan trọng, nó là sự thể hiện của bản ngã tham lam bám víu vào sự sống (tái sinh) hơn là kết quả của sự thấu hiểu khôn ngoan hướng đến bánh xe “chết đi và sinh ra” vĩnh hằng.

Về ý thức

Trên mức độ ý thức của chúng ta, lá bài này có nghĩa là chúng ta đã chạm đến sự kết thúc của một quá trình phát triển và phải từ bỏ hình ảnh cũ của mình trong thế giới này hoặc từ bỏ vận mệnh cũ của chúng ta. Khi được nhìn với cặp mắt của tạo hóa, Death là biểu tượng của khả năng buông bỏ, sao cho cái cũ có thể chuyển hóa thành đất mùn và được chuyển hóa. Không có gì sống động hơn cái chết, nhưng chúng ta sợ hãi cái chết bởi chúng ta cho rằng nó ngăn chúng ta sống (nỗi đau khổ không được thể hiện luôn tạo nên những mối liên hệ khủng khiếp tới cái chết). Ở mức độ cao nhất, lá bài chủ này mang ý nghĩa rằng, chúng ta có được cái nhìn mới về cái chết.

Về nghề nghiệp

Trong lĩnh vực nghề nghiệp, Death thường mang nghĩa kết thúc những hoạt động trước đó của chúng ta. Nó thách thức chúng ta rời bỏ vị trí của mình và trở nên thoải mái nhận lãnh nhiệm vụ mới. Vì thế nó là mã số của vòng tuần hoàn không thể tránh khỏi của cuộc sống khi đem tới sự khởi đầu mới cho mỗi sự kết thúc. Những dự án, những thương thảo kinh doanh và những hy vọng lụi tàn đi. Nó khơi lên trong tâm trí chúng ta về việc nắm bắt được ý nghĩa của những thay đổi và chấp nhận cái chết như một người đi tiên phong cho điều gì đó mới mẻ. Những trải nghiệm bên trong dẫn đến những thay đổi bên ngoài, và khi chúng ta chấp nhận rằng sự kết thúc là cần thiết, chúng ta có thể bắt đầu với một cảm giác thành công.

Về những mối quan hệ

Trong những mối quan hệ cá nhân của chúng ta, lá Death mang ý nghĩa về một giai đoạn phát triển đang đi đến hồi kết, thông thường nó cũng biểu thị cho việc chấm dứt một mối quan hệ. Nếu chúng ta phản kháng lại sự bắt đầu hoặc sự thay đổi và không để cho người kia ra đi, tức là chúng ta đang trấn áp những dấu hiệu của sự thay đổi hoặc của những giai đoạn. Sự giận dữ và thất vọng được diễn tả như một hình ảnh thấm vào chúng ta. Một hồ nước được tích tụ trong chúng ta, và dần dần chúng ta sẽ bị sa xuống đầm lầy của việc thiếu khả năng chấp nhận rằng sự kết thúc là một điều cần thiết.

Những Tương Quan Tương Tự

1. Những hình mẫu và biểu tượng

Hình mẫu

Sự khởi hành: cái chết

Chữ cái:

Nun = N (‘cá’); số giá trị 50. Lá bài này được qui cho chữ cái Nun, có nghĩa là một con cá; biểu tượng của sự sống dưới nước, cuộc sống đi qua các vùng nước. (Crowley)

Con số:

13 = con số không may mắn. Chu kỳ được khép lại ở số 12 (đồng hồ, lịch) Nếu nó không bắt đầu lại ở số 1 thì chu kỳ kết thúc. Vì vậy nó đánh số 13.

Tree of life

Trục Tiphareth-Nezach.Tiphareth diễn tả điều kiện của sự sáng tạo trong dạng cân bằng nhất của nó, và Nezach chỉ ra sự việc đang trôi qua: Trục này cho thấy con đường của sự tan rã của mọi vật!

Kinh dịch

59 Huan – “Sự phân tán”

Runes

14 - EIHWAZ icon

Eihwas (“cây thủy tùng”) là cái chết trong runes, vì cây thủy tùng là loài cây linh thiêng của cái chết và sự tái sinh. Là một biểu tượng của cái chết điềm tĩnh, nó là loài cây được ưa trồng ở các nghĩa trang.

Hoàng Đạo

Cung Bò Cạp. Bò cạp chi phối cái chết. Nhưng nó cũng chi phối về tính dục, do vậy  cái chết và sự sống được kết nối trong dấu hiệu này. Alan W. Watts viết: “Không có gì sáng tạo hơn cái chết, vì nó là toàn bộ bí mật của sự sống.”

Các vị thần

Hades, vị thần tối cao của sự chết và các hầu cận của ngài là Thanatos (chết) và Hypno là  (ngủ), các con trai của thần Nyx (đêm).

Thần thoại

Hành trình đi xuống thế giới bên dưới (so sánh với “Cái chết và sự tái sinh”)

Những địa điểm linh thiêng

Đền thờ cái chết của Ephyra, gần khu vực Lưỡng Hà, sát Dodona, đền thờ cổ xưa nhất và quan trọng nhất của Hy Lạp sau Delphi). Đó là nơi Pyriphlegeth (cùng với Cocytus một nhánh phụ của sông Styx) chảy vào Archeton, bạn sẽ thấy ngôi nhà đầy âm khí của Hades bên bờ Persephonevà khu rừng nhỏ của những cây dương cao cùng những cây liễu với hạt giống đã tàn rụi.

(Odyssey của Homer X, 509-514)

Ngày lễ thánh

Toàn bộ Ngày Các Thánh và Ngày Các Linh Hồn. Ngày tưởng niệm cái chết.

Nghi lễ

Rời bỏ, đau khổ, đi cùng cái chết, gợi lên cái chết

2. Những liên tưởng và nhận thức

Tranh ảnh

“Kỵ sĩ Khải Huyền” (bản khắc gỗ từ “ Sách Khải Huyền”) của Albrecht Durer hay “Bệnh Dịch Hạch” của Arnold Boecklin.

Tác phẩm viết

“Bardo Thoedol”: (Sách Tây Tạng viết về Thần Chết)

Âm nhạc

“Stabat mater dolorosa” của Vivaldi, “Cái Chết và Trinh Nữ” của Franz Schubert hay tác phẩm cuối cùng của Mozart « Lễ Cầu Hồn ».

Mùi hương

Những cây nấm thối rữa, đất ẩm thấp, phân trộn.

Đá quí

Mã não, nephrite, malachite.

Chiêm tinh học

Thổ Tinh trong nhà thứ tám. Hành tinh của sự giới hạn, chia cắt, và khởi hành trong lĩnh vực “chết đi và sinh ra.”

Thuật giả kim

Sự thối rữa (sự lên men thối). Sự hình thành đất mùn như một điều kiện tiên quyết cho sự sống mới. các nhà giả kim đã gọi điều kiện này một cách rất tượng hình là “huyệt mộ của Osiris”, người có chiếc mũ sắt đội trên đầu bộ xương trong là bài này.

Trích dẫn

Có cái chết. Không phải cái chết được chào đón của một người,

Mà thời ấu thơ đã chạm tới một cách diệu kỳ –

Cái chết nhỏ bé khi người ta có thể thấu hiểu

Nó vẫn xanh tươi mà không làm nên vị ngọt

Như những trái cây bên trong họ, những trái không chín.

Lạy Chúa, hãy trao cái chết của ông ta cho mỗi chúng con

Kẻ hấp hối thoát ra từ cuộc sống

Cuộc sống ban cho ông tình yêu, nhu cầu và mục đích.

Bởi chúng con chỉ là vỏ và lá

Cái chết cao cả tìm thấy trong mỗi chúng con

Giống như trái cây tập trung vào ánh sáng.

            RainerMaria Rillue “Schundenbuch”

Bộ Bài Aleister Crowley Thoth Tarot – Aleister Crowley, Frieda Harris

Bảng tra cứu ý nghĩa 78 lá bài Thoth Tarot

Rate this post

(5★ | 1452 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Để lại một trả lời