Cảm Xạ Học – Từ Huyền Bí Đến Khoa Học

0 1.982

Hiệu trưởng trường Hồng Bàng – tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng – khẳng định: “Việc xây dựng trung tâm nghiên cứu này dưới góc độ khoa học là nhằm đưa ra ánh sáng những vấn đề mà nhân loại đang quan tâm nhưng chưa giải thích được”.

Cảm xạ học, tiếng Pháp Radiesthésie (xuất phát từ 2 tiếng Latin là Radius – tia sáng, tia xạ và Aisthesis – nhạy cảm), là khả năng nhạy cảm của con người với bức xạ từ các vật thể. Khoa học hiện đại đã chứng minh mọi sinh vật, khoáng vật… đều có bức xạ dưới dạng sóng và con người có khả năng cảm nhận, phân tích và sử dụng được lượng thông tin đặc biệt này trong đời sống xã hội, nếu có kiến thức về cảm xạ học và công cụ hỗ trợ.

stock-vector-seamless-pattern-with-cute-funny-cartoon-cats-vector-seamless-texture-for-wallpapers-pattern-188353787

Từ hàng nghìn năm trước, người ta đã biết đến hoạt động huyền bí của những nhà chiêm tinh, thầy bói, phù thuỷ, đồng cốt… qua việc tìm mỏ quặng, tìm mạch nước ngầm, xác định địa trạch, dự báo thời tiết, dự đoán tương lai – thời vận, tìm người và đồ vật mất tích… Tuy nhiên, vì không có các luận cứ khoa học thuyết phục, người ta chỉ còn biết phủ lên những hiện tượng, sự việc ấy các “tấm màn tôn giáo mờ ảo”, hay phép thuật phù thuỷ… và cảm xạ học thường bị nhìn nhận như những hoạt động mê tín dị đoan. Ngay cả những năm gần đây, mặc dù xã hội đã phần nào thừa nhận khả năng “tìm mộ” của một số ít người có “khả năng ngoại cảm”…, nhìn chung cảm xạ học vẫn cứ là lĩnh vực khó nói đến và còn “bán tín bán nghi”, mà cản trở đầu tiên vẫn là chưa giải thích, thuyết phục được bằng luận cứ khoa học.

Về lịch sử cảm xạ học Việt Nam, vào đầu những năm 70, ông Kim Hoàng Sơn đã có viết sách về vấn đề này và hướng dẫn một số người theo học. Hơn 20 năm sau, bác sĩ Dư Quang Châu tu nghiệp ở Pháp về đã cùng một số cộng sự tổ chức nghiên cứu, thực hiện Việt Nam hoá môn cảm xạ học hiện đại, xuất bản nhiều đầu sách, nội san và mở các lớp huấn luyện. Từ năm 1998, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA), lần đầu tiên ở nước ta môn cảm xạ học chính thực được quan tâm nghiên cứu dưới hình thức một số đề tài khoa học mang số hiệu 812 do bác sĩ Dư Quang Châu làm chủ nhiệm. Tuy chỉ mới xúc tiến trong một thời gian ngắn nhưng những gì tổng kết được hết sức thú vị. Họ đã thu được những kết quả khả quan trong ứng dụng cảm xạ học vào việc điều chỉnh, nâng cao sức khoẻ con người (rèn luyện tâm thể, thể chất, chẩn đoán bằng cảm xạ…), khắc phục và xử lý ô nhiễm môi trường nhà ở, kích thích tăng trưởng thảo mộc, kiểm tra chất lượng thực phẩm và mỹ phẩm, vận dụng trong kiến trúc xây dựng, địa chất… Hiện bộ môn cảm xạ học Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu thực nghiệm hai đề tài nhánh là cai nghiện ma tuý (ở khu vực phía Bắc) và sử dụng năng lượng cảm xạ kích thích và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng (ở khu vực phía Nam).

Ngày 11/10 tới, tại Hà Nội lần đầu tiên sẽ khai giải lớp huấn luyện ứng dụng năng lượng cảm xạ trong chống tái nghiện ma tuý cho các cảm xạ viên đã học qua chương trình sơ cấp.

Bất cứ vật thể hay sinh vật nào cũng có sóng bức xạ, nhưng để “điểm mặt, chỉ tên” được sóng bức xạ thì con người phải nhờ những dụng cụ đặc biệt, có tác dụng truyền dẫn và khuếch đại sóng. Nói là đặc biệt nhưng thật ra những dụng cụ cảm xạ học rất đơn giản, gọn nhẹ. Xưa thường là những chiếc que hình chữ Y, chiếc gậy bằng gỗ hạnh và các con lắc, có khi làm bằng sỏi, đá. Nhưng những gì sử sách ghi lại đã cho thấy các nhà cảm xạ học xưa kia đã tìm ra nhiều tài nguyên, kho báu, mạch nước ngầm dưới nước chỉ bằng những dụng cụ đơn giản như thế. Qua hàng nghìn năm trải nghiệm, các dụng cụ này đã được bổ sung, cải tiến, hiện đại hoá nhưng chủ yếu thay thế vật liệu, còn hình dạng, tính năng thì ít thay đổi. Dụng cụ cảm xạ học phổ biến ngày nay là các con lắc bằng inox hay thạch anh, đôi đũa kim loại hình chữ L, mô hình kim tự tháp bằng vật liệu nhẹ, những viên đá thạch anh nhiều màu, các hình vẽ cảm xạ đồ… Đặc biệt từ con lắc truyền thống, gần đây một người Việt Nam tên Michel Trần Văn Ba đã sáng tạo ra cây đũa Michel vừa có hình dạng, tính năng của đũa cảm xạ lại vừa là quả lắc nhưng độ nhạy cảm cao hơn nhiều so với hai dụng cụ trên. Tuy vậy, dụng cụ chỉ là bổ trợ, khả năng nội sinh của con người mới là yếu tố quyết định thành công. Khả năng ấy chỉ có thể có được nếu con người kiên trì nghiên cứu, tập luyện và “lắng nghe” chuyển động của cơ thể mình…

(Theo Tuổi Trẻ)

Rate this post

(5★ | 868 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Để lại một trả lời