Linh hồn trong thế giới quan – Kỳ 4: Hành trình của linh hồn

1.362

Đến nay, vẫn có nhiều nghiên cứu khoa học, những học thuyết về sự tồn tại của linh hồn con người. Cho dù bạn có là một người vô thần hay một tín đồ Thiên Chúa giáo, một Phật tử,…, chắc chắn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng: “Có một thứ gì đó để phân biệt mỗi con người với nhau”. Phải chăng chính là khác biệt về linh hồn nhóm và linh hồn cá nhân tạo nên sự khác biết này? Sau khi chết linh hốn đi về đâu? Người Thầy phi vật chất có trải qua quá trình phát triển, lớn lên như chúng ta không? Bài viết kỳ này sẽ cho các bạn một cách tiếp cận mới về hành trình phi vật chất, liên quan đến các vòng luân hồi của một linh hồn.

download
Thuyết bảo toàn năng lượng (ảnh từ Internet)

Có nhiều dạng sống tồn tại như là dạng thức tiến hoá cao cấp bậc cao của loài người. Có tới hàng triệu lựa chọn cho loài người sau khi về cội.

Có tồn tại một cõi mà ngôn ngữ tôn giáo phương Tây gọi là Thiên giới – Angelic Kingdom. Đây là một dạng thức tồn tại với hằng hà sa số tần số và đặc tính ý thức, không biết bao nhiêu mà kể, trong đó có nhiều tần số và đặc tính ý thức dẫn lối và tương tác với loài người trên Trái Đất. Lãnh địa này được cân bằng với những trường lực khác, nhưng không thể hiểu được theo ngôn ngữ của loài người. Sự tiến hoá vẫn tiếp diễn trong lãnh địa đó, mặc dù theo thuật ngữ diễn đạt của chúng ta thì chúng ta nhận thức rằng ở đó đã có “hoà hợp” và “toàn hảo”. Thiên Thần có thể được xem như một dạng ý thức đã tiến hoá thành một thể thức thích hợp làm Người chỉ giáo cho “ngôi làng hành tinh” – Trái Đất.

download (1)
Thiên giới (ảnh từ Internet)

Nhà của Thiên Thần là Thiên giới. Biên độ (năng lượng ý thức) của những dạng sống phi vật chất bên trong cõi ấy sẽ nằm trong dải sóng rung động với tần số nhất định. Thiên Thần, cũng như những thành viên khác trong lãnh địa đó, những dạng ý thức sống mà chúng ta nhìn nhận như là những bậc thầy của nhân loại vẫn tiếp tục tiến hoá. Đó là những nhân vật mà tên của họ đã được đặt cho tôn giáo. Sự tiến hoá như vậy cứ tiếp tục, nhưng nhằm tiến tới sự hoàn hảo hơn là có trải nghiệm truyền ý thức vào vật chất (trải nghiệm hành động, sáng tạo như con người) như những gì xảy ra trên Trái Đất.

Theo tiếng Phạn, từ dharna có nghĩa là thực hành, dharma có nghĩa là lối sống (way of living) hay Đạo – sống đúng theo bản chất tốt đẹp từ tâm hồn, linh hồn. Dharma thường được dịch thành tôn giáo – religion. Phật giáo – Buddhism là tên gọi của một lối sống thực hành theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca (Buddha). Thiên Chúa giáo (Christianity) là tên gọi của một lối sống thực hành theo lời dạy của Chúa Jesus (Jesus Christ).

(tham khảo: The Seat of The Soul – Gary Zukav, bài viết trên Internet)

***Đón xem kỳ 5: Luật Nhân – Quả

***Xem lại kỳ 3: Người Thầy Phi vật chất 

Rate this post

(4.93★ | 862 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Được đóng lại.