Đôi Lời Về Kinh Dịch (I Ching)

0 3.178

Góc Nhìn Sơ Lược Về Kinh Dịch Và Đạo

Trên khắp thế giới, tự cổ chí kim, các truyền thống tâm linh đã biết vận dụng nghệ thuật dưới nhiều hình thức khác nhau. Nghệ thuật không cần đến sự phiên dịch hay diễn giải nào cả, mà nó trực tiếp nói với người xem bằng cái ngôn ngữ mang chất toàn cầu và thầm lặng của tâm hồn. Cho dù phương tiện biểu đạt là hội họa, kiến trúc, mạn đà la, các tác phẩm điêu khắc, thangka Tây Tạng hay kính màu ghép thì những loại hình biểu lộ mang chất sáng tạo và khách quan này đều có tác động mạnh khiến cho người xem xúc động sâu sắc, bằng một ý niệm thoáng qua về những điều không thể nói thành lời mà chúng mang lại.

Phần lớn nghệ sĩ thời đại trước cũng là những bậc thầy và họ có chủ ý tạo ra các tác phẩm của mình với những mục đích rất thiết thực. Ví dụ, các Đạo gia tin rằng một bức họa miêu tả một đặc tính nhất định sẽ hoạt động như một phương tiện truyền tải vậy – nó khơi dậy ở những người chiêm ngưỡng nó một sự nhận thức về đặc tính cũng như một sự trải nghiệm về bản chất của đặc tính ấy. Một hình ảnh mà thông qua việc sử dụng màu sắc và hình thức được miêu tả là mang hương vị hòa hợp, thì theo bản năng, nó cũng tạo ra cảm giác hài hòa cho người xem. Trong khi đó, việc tiếp xúc với những hình ảnh tàn bạo và khốc liệt có thể gieo rắc nỗi sợ hãi, hoặc ngược lại, cũng có thể nâng cao sức mạnh nội tại và nhận thức của người xem. Độ thuần khiết của sự truyền tải ấy phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của người quan sát.

Kinh Dịch Là Gì?

Kinh Dịch (I Ching hoặc Book of Change) là dịch học tự ngàn xưa dành cho người chuyên nghiên cứu về triết học, nhân sinh quan và các thay đổi, chuyển hóa của thời vận. Quẻ Kinh Dịch cũng được hình thành dựa trên nhiều kiến thức khác nhau, họ tạo ra những khái niệm liên kết để xác định góc nhìn hiện tại và đưa ra chỉ dẫn thiêng liêng cho tương lai. 

Kinh Dịch truyền thống bao gồm bát “quái” (còn gọi là tám quẻ) cơ bản; chúng là các tổ hợp chập ba của các vạch (còn gọi là hào), hoặc liền hoặc đứt, chồng lên nhau. Khi được kết hợp theo cặp, xếp thành chồng, tám quẻ đơn trong bát quái này sẽ tạo thành 64 “quẻ” kép. 

Nghệ thuật Đạo giáo có rất nhiều các biểu tượng mô tả các thế lực nguyên thủy mà chúng ta gọi là âm và dương, và các quẻ dịch đại diện cho 64 tổ hợp các vạch liền và/hoặc các vạch đứt. Quẻ dịch có vai trò quan trọng trong việc nhận diện “các biến đổi”, nắm rõ trong tay cách Vũ Trụ vận hành sẽ giúp ta xác định vấn đề nhanh hơn, giải quyết triệt để hơn. 

  • Vạch liền (hào dương): còn gọi là ánh sáng, đại diện cho sự tích cực, mạnh mẽ, năng động, tính chất thuộc về phái mạnh. 
  • Vạch đứt (hào âm): còn gọi là bóng tối, đại diện cho sự tiêu cực, yếu đuối, thụ động, tính chất thuộc về phái yếu. 

Để hiểu Kinh Dịch qua Tao Oracle, bạn sẽ phải tiếp cận quẻ dịch dưới những góc nhìn vừa hiện đại vừa cổ điển. Để giải thích rõ hơn, ta sẽ lấy ví dụ từ quẻ dịch số 51 – Bát Thuần Chấn (The Arousing). Việc chỉ đọc qua quẻ dịch đơn giản thì có thể bạn sẽ không hiểu đó là gì, nên học Kinh Dịch sẽ bắt đầu thuận lợi hơn qua hình ảnh thẻ bài. Cụ thể, trong thẻ này bạn phải chú ý đến những điểm sau:

Đôi Lời Về Kinh Dịch (I Ching) 1

  1. Quẻ dịch: nằm ở góc bên phải, được tách ra để bạn hiểu về các “quái” khi ghép lại. 
  2. Biểu tượng: hình ảnh sấm sét biểu thị cho nguyên tố Chấn (Sấm), được xếp theo thứ tự tương ứng với quẻ dịch nhằm giúp bạn nhận biết các “quái” tương ứng với biểu tượng nào. 
  3. Màu sắc: màu đỏ đại diện cho Chấn, cũng có sự đan xen nhau tạo thành vòng tròn âm – dương. 
  4. Hình minh họa: chỉ về thời tiết sấm chớp bão táp phong ba. 
  5. Tên quẻ dịch: Bát Thuần Chấn đã được phiên dịch sang The Arousing. 
  6. Từ khóa: chìa khóa quan trọng nhằm giúp bạn học quẻ dịch nhanh hơn. 

Bát Quái, Nguyên Tố Trong Kinh Dịch

Thuật ngữ “Quái” được dùng để chỉ sự liên kết giữa các vạch (hào). Cứ ba vạch sẽ tạo nên một bát quái, và ta có tổng cộng 8 bát quái, xếp chồng lên nhau qua lại sẽ lập ra được 64 quẻ dịch. Với bảng bên dưới, bạn sẽ hiểu được những khái niệm quan trọng nhất trong Kinh Dịch, hiểu rõ các bát quái dùng trong việc biện luận quẻ dịch. 

Bát Quái Ý Nghĩa Bát Quái Ý Nghĩa
Càn (Thiên) Tính sáng tạo Khôn (Địa) Sự tiếp thu
Chấn (Lôi) Khuấy động Tốn (Phong) Nhẹ nhàng
Khảm (Thủy) Sự tồi tệ Ly (Hỏa) Gắn bó
Cấn (Sơn) Giữ yên Đoài (Trạch) Hớn hở

Bát Quái Dương

Đôi Lời Về Kinh Dịch (I Ching) 2

Bát Quái Âm

Đôi Lời Về Kinh Dịch (I Ching) 3

Đạo đơn giản là nguyên tắc tối thượng gắn kết toàn bộ sự sống lại với nhau. Sự sống không phải là một sự hỗn độn; chắc chắn là như thế — nó là một vũ trụ.

Trong nó có trật tự rộng lớn, trong nó có trật tự nội tại, và tên của trật tự đó là Đạo.

Đạo đơn giản nghĩa là sự hài hòa của toàn thể.

Không có ngôi đền nào đã được dựng nên vì Đạo; không tượng thờ, không cầu nguyện, không giáo sĩ, không nghi lễ đó chính là cái hay của nó!

Do đó tôi không gọi nó là một học thuyết, tôi cũng không gọi nó là một tôn giáo.

Nó là một sự thấu suốt thuần khiết. Bạn có thể gọi nó là “Pháp”; đó là từ mà trong nhà Phật nói về Đạo.

Từ trong tiếng Anh gần hoặc sát nhất với Đạo là “Nature” với chữ “N” viết hoa.

OSHO

Sách hướng dẫn Tao Oracle của Ma Deva Padma

Người biên soạn: Nguyễn Hiếu

Rate this post

(4.93★ | 750 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Để lại một trả lời