Kỹ Năng Tarot Reader Phải Có: Phân Tích Tình Huống Trong Tarot

0 3.155

Bạn vẫn thường dùng Tarot để phân tích sự việc, giải quyết vấn đề, đưa ra chiến lược thực hiện những việc trong đời sống, nhưng liệu bạn đã có được tư duy phân tích để sử dụng Tarot cho những việc một cách triệt để, hiệu quả nhất chưa? Nếu chưa thì bạn nhất định phải đọc bài này! Nếu rồi thì bạn cũng nên tham khảo qua để cùng chia sẻ và phát triển ý tưởng.

  1. Thảo luận: Khách hàng tìm đến Tarot Reader nhằm những mục đích gì? (Bỏ qua yếu tố tò mò, xem bói cho vui)
  • Tìm kiếm câu trả lời
  • Xác định phương hướng
  • Khẳng định lại quyết định của bản thân
  • Tìm hiểu, khám phá bản thân
  • Giải quyết vấn đề rắc rối
  • Giải tỏa nỗi lòng
  • Lập ra những giả thuyết cho tương lai
  1. Tarot Reader cần một cái đầu lạnh và một trái tim ấm

Mục đích querent tìm đến Tarot cho dù là gì đi chăng nữa cũng chỉ nhằm vào 2 mục đích chung: giải tỏa cảm xúc và lấy lại quyền làm chủ lý trí của chính họ. Một reader có khả năng thỏa mãn 2 nhóm mục đích đó cho querent là một reader biết vận dụng trái tim ấm để lắng nghe chia sẻ, cảm thông với querent, nhưng vẫn giữ được cái đầu lạnh để phân tích vấn đề-tình hình, vạch ra chiến lược cho querent tìm được lối thoát, giúp querent vững tin và làm chủ được lý trí của bản thân.

Ngoài việc nắm bắt được tâm lý của querent để cùng chia sẻ cảm xúc, thì reader vẫn cần phát triển tư duy phân tích để giúp querent làm chủ tình hình-vấn đề.

  1. Tầm quan trọng của việc sử dụng tư duy phân tích vào việc xem bài Tarot
  • Tarot tại Việt Nam hiện nay phần lớn chúng ta dùng để phân tích, giải quyết vấn đề, chia sẻ thông tin, vạch ra chiến lược cho tương lai. Cái mà chúng ta gọi là dự đoán tương lai, thực chất chỉ là phân tích tình hình trong quá khứ và hiện tại để đưa ra các giả định sắp diễn ra trong tương lai, từ đó đưa ra những chiến lược tốt nhất giúp querent định hướng, làm chủ tương lai. Vì thế khả năng tư duy phân tích càng tốt thì việc dự đoán tương lai sẽ càng chuẩn xác hơn.
  • Querent tìm đến Tarot vốn dĩ vì không thể phân tích được vấn đề, hoàn cảnh, vậy nên việc xem Tarot của reader chính là giúp đỡ khách hàng ở việc đó. Nếu chúng ta không thể giúp họ phân tích-làm rõ vấn đề của họ thì xem như phiên trải bài trở nên vô ích.
  • Việc rèn luyện tư duy phân tích và sử dụng nó vào phiên trải bài sẽ giúp reader làm chủ cuộc trò chuyện, nắm bắt nhu cầu của querent và tỉnh táo, sáng suốt trong việc đưa ra lời khuyên cho vấn đề.
  • Ngoài ra, tư duy phân tích còn giúp tarot reader tăng khả năng tiếp thu kiến thức trong bất kì lĩnh vực nào khác trong cuộc sống. Càng lĩnh hội được nhiều kiến thức về nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống, reader càng mở rộng khả năng tư vấn cho nhiều đối tượng querent khác nhau ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
  1. Lập sơ đồ tư tưởng của khách hàng khi tìm đến Tarot Reader dựa theo những mục đích

Theo những bước tư duy dưới đây

Kỹ Năng Tarot Reader Phải Có: Phân Tích Tình Huống Trong Tarot

  1. Cách thức đặt câu hỏi cơ bản theo sơ đồ tư tưởng của khách hàng

Kỹ Năng Tarot Reader Phải Có: Phân Tích Tình Huống Trong Tarot

* Ngoài ra, để nâng cao chất lượng phiên trải bài, Tarot Reader cần có kiến thức chuyên môn về vấn đề mà querent cần xem, để có thể đưa ra những câu hỏi chuyên môn cụ thể, giúp giải quyết vấn đề triệt để và hiệu quả hơn. Ví dụ với một người có kiến thức chuyên môn về ngành thời trang, có thể đặt ra một số câu hỏi cụ thể về quy trình tạo ra sản phẩm bao gồm máy may, máy vắt sổ, máy thêu, máy đính kết… hoặc kĩ năng cụ thể của một người may mặc thông qua nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Nếu không có kiến thức chuyên môn, reader chỉ có thể phân tích qua loa, chung chung trên bề mặt, thiếu chiều sâu, đưa ra hướng giải quyết không triệt để, khiến khách hàng cảm thấy mơ hồ, không rõ ràng, không hữu ích,…

  1. Những tiêu chí đánh giá một sơ đồ những câu hỏi tốt

(Dựa theo 8 chuẩn trí tuệ phổ quát)

Một sơ đồ những câu hỏi tốt là một tập hợp trong đó có nhiều câu hỏi đáp ứng được 8 tiêu chí dưới đây, thậm chí có thể linh hoạt theo từng chủ đề-lĩnh vực riêng biệt khác tùy vào hiểu biết của reader về vấn đề-lĩnh vực mà querent hỏi. Sơ đồ này có thể giúp reader thỏa mãn mong muốn của querent từ vấn đề, thông tin và cách nhìn.

  • Sự rõ ràng:

Querent có hiểu được ý đồ của bạn khi bạn đặt ra câu hỏi giúp giải quyết vấn đề hay không? Bạn có thể trình bày rõ ràng, súc tích về lý do bạn đặt câu hỏi nào đó khi querent thắc mắc hay không? Bạn có thể cho ví dụ về nguyên nhân bạn đặt câu hỏi A chứ không phải câu hỏi B,C,X,Y nào đó hay không?

Các lỗi hay mắc phải:

– Lỗi dùng từ chưa chuẩn xác, khiến querent không hiểu được hàm ý

– Lỗi diễn đạt lủng củng, lộn xộn khiến querent thiếu tin tưởng để hợp tác

  • Sự đúng đắn:

Câu hỏi có thể giúp querent kiểm tra được thông tin hay góc nhìn chủ quan của họ là đúng đắn hay chưa? Câu hỏi có giúp querent xác định được vấn đề cần phân tích là gì hay không?

Câu hỏi hay vấn đề thực sự thường bị ẩn giấu mờ mịt mà chính người trong cuộc cũng khó nhận ra được. Câu hỏi tốt là câu hỏi có thể mang những vấn đề ẩn giấu ấy ra ánh sáng để querent nhìn thấy rõ, đối mặt và giải quyết.

  • Sự chính xác:

Câu hỏi có chạm đến vấn đề mà querent đang quan tâm không? Câu hỏi có đánh trúng vào mục đích mà querent đang mong muốn không? Câu hỏi có giúp querent nhìn thấy chính xác vấn đề đang gặp phải hay không? Câu hỏi có giúp querent xác định được đúng vị trí của querent giữa vấn đề-tình trạng không?

Không phải ai cũng có khả năng đánh giá tình huống, xác định vị trí của bản thân và đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề. Hầu như ai cũng đánh giá sai tình hình khi đứng trước nó. Câu hỏi tốt là câu hỏi có thể giúp họ xác định được đúng mức độ tình hình mà họ đang gặp phải.

Biết người biết ta trăm trận trăm thắng, biết ta mà không biết người thì mức độ thắng 50%, biết người mà không biết ta thì mức độ thắng bằng 0.

  • Tính liên quan:

Bạn có thể đặt thêm những câu hỏi khác để giúp querent làm sáng tỏ thêm góc nhìn khác hay không? (Ví dụ hiểu hơn về góc nhìn của người yêu có thể giúp querent thông cảm cho người yêu hơn, hoặc hiểu hơn về góc nhìn của sếp có thể giúp nhân viên có cách ứng phó với sếp tốt hơn…)

Những câu hỏi tốt có thể đào ra thêm một số thông tin còn thiếu mà khách hàng chưa chú ý, chưa biết đến, làm ngơ, không dám đối mặt… Nhằm tạo thuận lợi hơn cho khách hàng trong việc xử lý thông tin, giải quyết vấn đề.

  • Chiều sâu:

Câu hỏi có giúp querent hiểu sâu hơn vào bản chất vấn đề không? Câu hỏi có thể giúp querent hiểu rõ vấn đề từ gốc rễ hay không? Câu hỏi có giúp querent tìm được hướng giải quyết triệt để cho gốc rễ vấn đề không?

Có nhiều vấn đề ngày một trầm trọng hơn là vì điểm mấu chốt tác động đến vấn đề không được làm sáng tỏ và giải quyết triệt để. Câu hỏi tốt là câu hỏi có thể giúp querent giải quyết đúng điểm mấu chốt đấy.

  • Chiều rộng:

Câu hỏi có giúp querent hiểu rộng hơn về những tác động bên ngoài không? Câu hỏi có giúp querent tìm được góc nhìn khách quan,  phổ quát hơn không? Câu hỏi có giúp querent tìm được những cách thức khác để giải quyết vấn đề không?

Con người ta thường thất bại trong việc mở rộng tư duy là do những định kiến chủ quan của cá nhân. Việc đặt nhiều câu hỏi giúp mở rộng vấn đề chính là giúp họ mở rộng tư duy, đứng lên trên cao vấn đề để nhìn tổng quát toàn thể, giúp họ sáng suốt hơn, làm chủ lý trí tốt hơn.

  • Tính lôgic:

Những câu hỏi bạn đặt ra cho sơ đồ này có liên kết với nhau nhằm làm sáng tỏ vấn đề hay chỉ là những câu hỏi lộn xộn ngẫu nhiên?

Những câu hỏi trong phiên trải bài phải xuyên suốt, kết nối với nhau để cùng nhau làm sáng tỏ vấn đề, đưa ra hướng giải quyết chứ không tách riêng lẻ, độc lập.

  • Công bằng:

Bạn có thật lòng suy xét hết mọi lập trường có liên quan chưa, bạn có xuyên tạc thông tin nào đó để giữ viễn tưởng đầy định kiến của querent không? Câu hỏi có giúp querent hiểu thêm về góc nhìn của đối phương hay không?

Những kết luận của chúng ta thường bị bóp méo bởi góc nhìn chủ quan từ một phía. Nhiều reader vì nghe querent tâm sự, kể lể tội nghiệp mà có xu hướng xuôi theo querent, thiếu lý trí trong việc đặt ra câu hỏi, giải quyết vấn đề. Nhiều reader thậm chí biến một phiên trải bài thành một cuộc nói chuyện phiếm như những bà tám ngoài đường vì nghĩ là chỉ cần chia sẻ, đồng thuận với querent là đủ. Nhưng khi mọi chuyện qua, querent lấy lại được sự sáng suốt, tỉnh táo thì sẽ đánh giá reader thiếu chuyên nghiệp, làm việc thiếu công tâm.

Mèo Con

 

Rate this post

(4.64★ | 1022 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Để lại một trả lời