Trách Nhiệm Của Tarot Reader?

0 1.789

Hỏi:

Chào chị, cho em hỏi về việc nếu một khách hàng trong một tháng cứ liên tục tìm gặp mình, ít nhất là 4 lần trong tháng, thì họ đang có vấn đề gì không? Liệu em có bỏ sót điều gì không? Và em nên lưu ý thế nào?

Trách Nhiệm Của Tarot Reader? 1

Đáp:

Chào em, 

Việc một querent tìm đến em 4 lần trong một tháng thì có ba xu hướng sau:

  1. Họ đang ở trong giai đoạn chuyển biển lớn, nên xảy ra nhiều biến đổi liên tục, dẫn đến cần tham khảo Tarot cho nhiều việc khác nhau. Nếu là hướng này, thì mỗi lần gặp em, họ sẽ đặt những câu hỏi liên quan đến những vấn đề khác nhau.
  2. Họ vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng câu hỏi ở lần xem bài trước, dẫn đến cứ phải tìm đến hỏi đi hỏi lại nhiều lần đến khi nào thỏa mãn thì mới thôi.
  3. Em chưa giúp họ thấy được toàn cảnh vấn đề, từ đó cứ xảy ra diễn biến chệch hướng thì họ lại tìm đến em để hỏi xin lời khuyên liên tiếp cho phù hợp với diễn biến mới phát sinh.

Cho dù là trường hợp nào, thì em vẫn có thiếu sót cần lưu ý, lý do vì sao?

1. Lần đầu tiên xem bài, em đã không nhìn thấy được biến động lớn mà querent đang gặp phải. Nếu em nhìn thấy được, em có thể đưa ra lời cảnh báo về hàng loạt biến cố có thể sẽ diễn ra, ít nhất có thể kéo dài tận mấy tháng. Những biến cố lớn thường xuất hiện trong các lá ẩn chính, mang tính chất: khó lường trước, khó trốn thoát, khó chấp nhận hậu quả và khó giải quyết hậu quả. Chỉ một lá ẩn chính cũng có thể cho thấy vô số các khủng hoảng có thể kéo đến khi biến cố xảy ra, trừ khi em chưa nắm rõ căn bản lá bài, nếu không thì em đã có thể vạch ra rõ ràng và chi tiết cho họ đủ để vài tháng sau họ mới quay lại.

Ví dụ về cách tư duy nhân quả từ việc hiểu rõ phần cơ bản của một lá ẩn chính: >click here<

2. Việc em chưa giải đáp thỏa đáng câu hỏi của họ là nằm ở việc em chưa hiểu rõ mấu chốt vấn đề, chưa cho họ được câu trả lời cốt lõi, từ đó thiếu đi lời khuyên định hướng – mà ngược lại, em chỉ mới phân tích hời hợt vấn đề trên bề mặt, từ đó đưa ra hướng giải quyết cũng rất hời hợt. Một người khi chỉ cần thấy được vấn đề cốt lõi ở đâu, thì đã có thể vỡ lẽ mà có xu hướng tự tìm hướng giải quyết cho bản thân rồi.

Ví dụ khi hai người cãi nhau, họ tìm đến em và hỏi về vấn đề cãi nhau đó. Thay vì em chỉ rõ cho họ thấy họ sai ở đâu – người kia sai ở đâu – sai lệch đến từ động cơ hành động nào (tâm lý học hành vi có thể lý giải rất tốt) – từ đó đưa ra vấn đề mấu chốt cần giải quyết triệt để mà tiếp tục mối quan hệ; thì em lại rút bài giải xem có nên tiếp tục mối quan hệ hay không (chị chú ý thấy đa phần là thế, người ta cãi nhau xong lại được khuyên bỏ vì hai bên không hợp nhau đâu). Dĩ nhiên nếu em chỉ khuyên họ bỏ người yêu hay không bỏ người yêu, thì sau này họ lại vướng vào sai lầm cũ cho dù là quen người mới => vấn đề cũ vẫn chưa được giải quyết – hoặc chính họ cũng không muốn bỏ người yêu => một vòng lẩn quẩn yêu rồi cãi nhau rồi lại đi xem bài có nên bỏ người yêu không ._. khổ thiệt sự…

3. Chúng ta thường hay sa đà vào chi tiết, và việc em rút bài để trả lời một khía cạnh vấn đề mà quên chú ý đến toàn cảnh cũng là điều thường xảy ra. Lợi ích khi chúng ta quan sát toàn cảnh đó là rút ra được những sự kiện mang tính quy luật, để từ đó đưa ra chỉ dẫn tổng quát giúp querent có thể định hướng lâu dài mà không cần phải tìm lại mình trong thời gian gần.

Ví dụ: một querent tìm đến em kể lể về lần cãi nhau gần nhất với chồng và nhất quyết đổ lỗi cho chồng. Em rút bài chỉ để giải quyết một lần này, mà quên không đặt vấn đề “liệu những lần trước cãi nhau thì mỗi bên có lỗi gì?” và kinh nghiệm cho thấy, sự xích mích căng thẳng đều do lỗi từ hai phía, không có ai là hoàn toàn vô tội, và mâu thuẫn càng lớn thì nguyên nhân gốc rễ ẩn bên dưới bề mặt càng nghiêm trọng, nếu không mau giải quyết thì sẽ dẫn đến một ngày không cứu vãn được nữa. Thế nên nếu thay vì tập trung mổ xẻ lần cãi nhau này, thì em hãy nhìn toàn cảnh mối quan hệ này đang có những vấn đề tiềm ẩn nào, có những rạn vỡ từ gốc như thế nào khiến cho những lần xích mích thế này diễn ra – từ đó đưa ra hướng giải quyết lâu dài và hoàn toàn giải quyết triệt để vấn đề gốc rễ, để sau khi giải quyết được xích mích lần này thì querent còn có thể ngăn ngừa không để xích mích lần sau xuất hiện.

Vâng, và nếu em bảo “Em chỉ giải theo những gì Tarot đưa ra thôi chứ, sao phải đòi hỏi ở em quá nhiều vậy?” thì chị xin khẳng định là công việc tham vấn của Tarot Reader không hề đơn giản mà mang tính trách nhiệm nặng nề, mỗi lời nói vô thưởng vô phạt của em cũng có thể giúp một người hoặc hại một người. Nếu tầm nhìn em đủ rộng để định hướng lâu dài và và tâm em đủ bao dung để phân tích chi tiết cho querent, thì em mới thực sự là giúp được họ. Còn nếu ngược lại, em vừa cung cấp thông tin vô thưởng vô phạt, hoặc thậm chí nói sai lệch khiến họ có quyết định sai lệch, thì chính em đang tự tạo nghiệp cho chính mình thông qua việc gây thiệt hại cho người khác tốn tiền tốn bạc vô ích. 

Vì thế, việc trở thành Tarot Reader không phải là cứ cầm bộ bài Tarot lên là làm được, hãy học cách giải quyết vấn đề thật hiệu quả bằng cách nâng cao tư duy của bản thân, và trau dồi kiến thức liên quan như triết học, tâm lý học, hoặc thậm chí là các loại sách kinh phật, kinh thánh… vì trong đó có những lời khuyên vô cùng hữu ích mà không phải ai cũng ghi nhớ mà làm theo được. 

_______________________

Đặt câu hỏi tại đây để được trả lời: http://lanvy.me/hoi-dap/

Rate this post

(4.64★ | 598 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Để lại một trả lời