Thần Thoại Bắc Âu – Edda

0 281

Edda (số nhiều: Eddur) là tên gọi dùng để chỉ hợp tuyển văn học của Iceland được viết bằng tiếng Bắc Âu cổ trong khoảng thời gian từ năm 800-1400 CN. Hợp tuyển Edda chủ yếu tập trung vào các chủ đề thần thoại và lịch sử được kể bằng thơ, truyện kể và saga. Về nguồn gốc của tên gọi “edda” cũng có nhiều giả thuyết. Có giả thuyết cho rằng eddatương tự với từ chỉ “bà cố” trong bài thơ Rígsþula. Giả thuyết thứ hai cho rằng edda có nguồn gốc từ từ óðr – “thi ca”. Theo Eiríkr Magnússon, Edda lại có nguồn gốc từ Oddi – tên gọi của trường học – nhà thờ nơi Snorri Sturluson từng theo học. Giả thuyết thứ tư cho rằng Edda là kết hợp của edo (tôi làm thơ) với kredda (mê tín) trong tiếng Latin. Giả thuyết thứ năm cho rằng Edda có chung nguồn gốc với Veda – một từ tiếng Phạn có nghĩa là “kiến thức”.

Edda được chia ra làm hai tập chính: Edda thơ (tức Cựu Edda), và Edda tản văn (tức TânEdda). Edda là nguồn tư liệu đầy đủ và chi tiết nhất để tìm hiểu về thần thoại Bắc Âu.

Nguồn bài viết: thanthoaibacau.info

Rate this post

(5★ | 958 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Để lại một trả lời