Thần Thoại Bắc Âu – Tuần Và Lễ Hội

0 505

Tuần lễ: Phần lớn tên gọi các ngày trong tuần của tiếng Anh mà chúng ta quen thuộc ngày nay đều xuất phát từ tên của các vị thần của người Teuton. Chỉ còn ngày Chủ nhật (Sunday), thứ Hai (Monday) và thứ Bảy (Saturday) là xuất phát từ tên La Mã.

Ngày Thần Tiếng Bắc Âu cổ Tiếng Đức cổ Tiếng Anh cổ Tiếng La Mã
Thứ hai
Monday
Máni Mánadagr Mânetag Mōnandæg dies lunae
(Luna’s day)
Thứ ba
Tuesday
Týr Týsdagr Zîestag Tīwesdæg dies Martis
(Mars’ day)
Thứ tư
Wednesday
Óðinn Óðinsdagr Wôdanstag Wōdnesdæg dies Mercurii
(Mercury’s day)
Thứ năm
Thursday
Þórr Þórsdagr Donarestag Þunresdæg dies Iovis
(Jupiter’s day)
Thứ sáu
Friday
Frigg/
Freyja
Frjádagr Frîjatag Frīgedæg dies Veneris
(Venus’ day)
Thứ bảy
Saturday
Saturn Laugardagr
Sunnunótt
Sunnûnâband
Sambaztag
Sæternesdæg dies Saturni
(Saturn’s day)
Chủ nhật
Sunday
Sól Sunnudagr Sunnûntag Sunnandæg dies solis
(Sol’s day)

 

Lễ hội: Sau đây là danh sách những lễ hội hàng năm của những người German và Scandinavia ngoại giáo. Một vài ngày trùng với điểm xuân phân – thu phân hay hạ chí – đông chí, thường có liên hệ với nông nghiệp và sự phì nhiêu. Một số lễ hội trong đây được gọi theo tiếng Bắc Âu cổ là blót, có nghĩa là “hiến tế”. Hiến tế không nhất thiết là phải bằng máu (vd như người, động vật…); một số lễ hiến tế, theo như người German cổ, họ ném tiền và vũ khí xuống hồ hoặc đầm lầy.

Tên lễ hội Thời gian Nội dung
Disablót   Lễ hiến tế cho Dísir – một vị thần thứ yếu. Disablót đôi khi còn được gọi là disfest (lễ hội của Dísir). Dísir là người bảo vệ cho gia đình và là các vị thần của sự phì nhiêu. Lễ hiến tế được tổ chức vào giữa khoảng thời gian khi mùa thu kết thúc và mùa đông bắt đầu. Rất ít thông tin về disablót được tìm thấy.
Lễ hộiVáli 14/2 Ngày này dùng để tưởng nhớ đến thần Váli – con trai của Óðinnvà Rindr. Váli là vị thần đã trả thù cho Baldr bằng cách giết chết Höðr – người anh em sinh đôi của Baldr. Váli là một trong những người sống sót qua Ragnarök.
Ostara 21/3 Lễ hội Ostara được tổ chức vào ngày xuân phân – khi ngày và đêm dài bằng nhau. Ôstara là nữ thần mặt trời và sự phì nhiêu của người German. Lễ hội của thần rất quan trọng vì nó ăn mừng sự phì nhiêu – khi người nông dân bắt đầu cày và gieo hạt trên đồng. Ôstara được coi là tương đương với thần Ēostre của người Anglo-Saxon – hình mẫu của lễ Phục sinh (Easter). Những người Thiên Chúa giáo đầu tiên gọi lễ Phục sinh theo tiếng Hi Lạp và Latin là Pascha – lễ ăn mừng sự hồi sinh của Chúa vào ngày Chủ nhật.

Lễ Ostara là thời điểm mà trẻ con sẽ trang trí những quả trứng bằng các màu sắc và hình mẫu sống động. Ēostre là nữ thần mùa xuân, và biểu tượng thiêng của thần là con thỏ – tượng trưng cho sự phì nhiêu. Quả trứng và con thỏ là những biểu tượng ngoại đạo về sự phì nhiêu, sự hồi sinh của cuộc sống và mùa màng. Những người Thiên Chúa giáo đã tiếp nhận biểu tượng về sự phì nhiêu mùa xuân này. Và cho đến ngày nay, quả trứng và con thỏ vẫn là biểu tượng của lễ Phục sinh hiện đại, cũng như sự hồi sinh của Chúa Jesus.

Lễ Ostara được tổ chức hàng năm vào ngày xuân phân, nhưng ngày Chủ nhật Phục sinh của người Thiên Chúa giáo lại được tổ chức vào một ngày khác. Lễ Phục sinh được tổ chức vào ngày Chủ nhật đầu tiên của kì trăng tròn vào hoặc sau ngày xuân phân. Vì thế thời điểm của ngày Chủ nhật Phục sinh có thể rơi vào khoảng từ ngày 21/3 đến ngày 25/4. Đây là ngày được những người Thiên Chúa giáo phương Tây sử dụng, vì thế có thể khác với ngày của Giáo hội Chính thống Đông Âu.

Đêm tháng Năm 30/4 Lễ hội Đêm tháng Năm trùng với Đêm Walpurgis sau này của người German, vì nó đánh dấu ngày cuối cùng của mùa đông. Đây là phiên bản của người German từ Đêm Beltane của người Celtic. Đêm tháng Năm đánh dấu đêm cuối cùng Óðinn treo mình trên cây tần bì Yggdrasil. Óðinn buộc thòng lọng quanh cổ mình trong 9 đêm, từ 22 đến 30/4 để nắm được 9 câu thần chú bằng cổ ngữ rune.Đêm tháng Năm cũng đánh dấu thời điểm thế giới linh hồn được rong chơi tự do trên mặt đất, khi phép phù thuỷ và ma thuật hiệu nghiệm nhất vào thời điểm này. Sau nửa đêm, lửa mừng được đốt lên để chào mừng sự bắt đầu của mùa hè (ngày 1/5), cũng như đánh dấu sự kết thúc Cuộc săn.Theo truyện dân gian của người German và người Scandinavia, Đêm Walpurgis đánh dấu tổ chức phù thuỷ hay cuộc chè chén say sưa ở Brocken trên núi Harz. Lễ hội này có liên hệ với Walpurgis hoặc Walburga (710 – 779) – một nữ thánh trưởng tu viện của dòng thánh Benedict. Ngày lễ hội của Walburga được tổ chức vào ngày 25/2. Walburga đôi khi bị nhầm lẫn với một nữ thần của sự phì nhiêu vào thời trước Jesus Christ là Waldborg, và với cả Waluburg – một nữ tiên tri người Giéc-manh sống vào thế kỉ thứ 2.
Blót trọng hạ
21/6  Lễ hiến tế giữa mùa hè (miðsumarsblót) rơi vào ngày hạ chí, khi bán cầu Bắc trải qua ngày dài nhất.
Lễ hội mùa thu  23/9  Một lễ hội nhỏ đánh dấu ngày thu phân. Đây là ngày kỉ niệm một mùa màng bội thu.
Đêm mùa đông  31/10  Đêm mùa đông (Vetrnætr) đánh dấu sự bắt đầu của mùa đông, cũng như sự bắt đầu của một năm mới theo lịch Bắc Âu. Người Celtic gọi đêm này là đêm Samhain – một lễ hội giữa mùa thu. Giống người Celtic, người ta thường ăn mừng đêm này bằng cách đốt những đống lửa lớn để làm yêu tinh quỷ dữ hoảng sợ, vì trong đêm này chúng được tự do đi lại trên mặt đất. Cũng trong đêm này, Óðinn sẽ dẫn những kị sĩ bóng ma và chó săn bước vào Cuộc săn. Cuộc săn kéo dài qua cả mùa đông, đạt đến đỉnh điểm vào đêm Yule trước khi kết thúc vào Đêm tháng Năm (Đêm Walpurgis) của năm tiếp theo.Tại một số nước nói tiéng Anh ngày nay, ngày cuối cùng của tháng 10 được coi là ngày Halloween (All Hallows’ Eve), là đêm của ngày Lễ Các Thánh của người Thiên Chúa giáo. Vào ngày đó, trẻ con mặc đồ hoá trang và đi xin kẹo các nhà trong khu phố.
Yule  21/12  Yule là lễ hội giữa mùa đông, được người Bắc Âu, Teuton và Celtic kỉ niệm như một dịp hội hè đình đám. Lễ hội này đi liền với bánh Yule và phong tục tặng quà. Đây là ngày dành choÓðinn, Þórr và Freyr. Yule là đêm mà Cuộc săn lên đến đỉnh điểm. Óðinn cưỡi con ngựa tám chân Sleipnir của mình, dẫn đầu một đoàn kị binh bóng ma và chó săn trong cuộc săn trên bầu trời đêm. Vào đêm Yule, trẻ con thường treo những chiếc tất nhồi đầy cỏ khô bên ngoài cửa nhà để cho Sleipnir ăn.Vì Yule đánh dấu ngày ngắn nhất trong năm (cho dù bây giờ ngày đông chí rơi vào ngày 22/12), Cuộc săn lên đến đỉnh điểm bởi vì khi đó đêm sẽ kéo dài nhất. Những người Thiên Chúa giáo đã tiếp nhận rất nhiều phong tục ngoại đạo của lễ Yule vào ngày Giáng sinh (25/12) như tặng quà cho trẻ em, trang trí cây thông. Thánh Nicholas, hay như tên thường gọi ngày nay là Santa Claus, cùng những con tuần lộc đã thay thế Óðinn và Sleipnir của Cuộc săn. Phiên bản của ngày hội hè đình đám này đối với người La Mã là Saturnalia (17-24/12).

Nguồn bài viết: thanthoaibacau.info

Rate this post

(4.5★ | 868 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Để lại một trả lời