Tyldwick Tarot – Chuyến Du Hành Khám Phá Ý Nghĩa Biểu Tượng

0 1.828

Tyldwick Tarot từ lâu đã trở thành một trong những tựa bài Tarot được nhắc đến nhiều với sự kinh ngạc, mến mộ và sợ hãi! Bởi nó quá đẹp, quá độc đáo, quá lạ lẫm và quá thách thức đối với bất kì ai bước chân đến Tarot. Cho dù là người mới, hay người đã dùng Tarot lâu năm, cũng cần phải có một lượng kiến thức khổng lồ về hầu như mọi khía cạnh về biểu tượng, để có thể hoàn thành được việc tìm tòi tất cả các ý đồ tác giả truyền tải vào. Trên website tác giả bộ bài đã nói, mình xin dịch đại ý: “Không có hình ảnh nào đựa lựa chọn đưa vào lá bài mà không có ý nghĩa cả: các lá bài không phải là một tập hợp các hình ảnh cắt ghép ngẫu nhiên. Tác giả đã lấy cảm hứng từ kính vạn hoa, hình học, họa tiết kiến trúc, mật mã, và ngôn ngữ các loài hoa cũng như màu sắc.”

Và thật thách thức, vì bộ bài không hề đi kèm một ít tài liệu nào dù chỉ là một mảnh giấy ngắn gọn (như Wild Unknown Tarot chẳng hạn). Thật sự thách thức chưa? Nhưng hôm nay chúng mình đã sẵn sàng để vượt qua những thách thức này! Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về các biểu tượng này nhé, mọi thứ sẽ nhẹ nhàng và không kém phần thú vị đâu 😉

 

O. The Fool

Tyldwick Tarot - Chuyến Du Hành Khám Phá Ý Nghĩa Biểu Tượng 1

– Chiếc gương với những đường nét trang trí đầy nghệ thuật.
– Chiếc mặt nạ Sunman với nụ cười mê hoặc.
– Bức tượng chú chó GreyHound đang quay vào gương.
– Một hình Mộc Nhân đang đứng yên.
– Máy đánh nhịp Metromone đang được đậy lại.
– Những con Bươm bướm.

II. The High Priestess

high

1. Bức tượng Nữ hoàng Isis ( hoặc Iset không phải tượng nữ thần Isis nhaBiểu tượng cảm xúc colonthree ) nữ hoàng vợ vua Thutmose II và mẹ của vua Thutmose III, bà được xem là mẹ của các vì vua ( King’s Mother ) khi con trai bà đang làm Pharaoh và sau này được xem làm vợ của các vị thần ( God’s Wife ), hình ảnh của bà trên lăng mộ của Thutmose III được ví như nữ thần Isis.
2. Một cái đồng hồ trang trí điêu khắc phong cách Ai Cập. nếu để ý ta có thể thấy phía trên đồng hồ so với bản gốc thì đã mất đi con nhân sư – biểu tượng canh giữ lối vào những ngôi mộ, sự hung dữ, bạo tàng, tự cao chỉ bị khuất phục bởi trí thông minh. Hai bên là cột obelisk Ai Cập thường được đặt trước cổng vào của các ngôi đền.

III. The Empress

12400817_1042164192508282_7245460833131770179_n

Nữ thần Artemis (Diane) của Thần Thoại Hy Lạp. 

Bức tượng này được mô phỏng lại bên trong Đền Artemis nằm ở Thổ Nhĩ Kì, đã bị hư hoại chỉ còn lại nền móng, đây là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Người Hy Lạp xưa không chỉ thờ phụng nữ thần Artemis như vị thần săn bắn hoặc một thần bảo hộ cho nghề săn bắn. Kể từ nguồn gốc xa xưa thì Artemis là nữ thần bảo hộ cho muông thú trong rừng rồi sau mới chuyển thành nữ thần săn bắn tiếp chuyển thành nữ thần của cây cỏ hoa lá. Từ đó, Artemis được coi là nữ thần của sự phì nhiêu, cây sai quả, lúa sinh nở, cho hạnh phúc gia đình, trẻ sơ sinh. Rồi lại kiêm luôn cả chức năng nữ thần Mặt Trăng, nữ thần phù thủy, ma quái Hecate. Vì thế bức tượng này là hình ảnh một vị nữ thần với nhiều bầu vú cùng trâu bò xung quanh khắp cơ thể mang đến sự sinh sôi nảy nở cho muôn loài.

IV. The Emperor

emperor

Marcus Aurelius Antoninus Augustus, được biết trong tiếng Pháp là Marc-Aurèle (Ngày 26 tháng 4 năm 121 – 17 tháng 3 năm 180) là một Hoàng đế La Mã, trị quốc từ năm 161 đến khi ông mất vào năm 180. Ông từ là Tổng tài của đế quốc La Mã vào năm 140. Kể từ thiếu thời, ông đã được học kỹ về triết học, và sau này, ông được vị minh quân Antoninus Pius chọn làm con nuôi để thừa kế ngai vàng. Sau khi Antoninus Pius qua đời, ông là đồng Hoàng đế của Lucius Verus từ năm 161 cho đến khi Hoàng đế Lucius mất năm 169. Về cuối đời, ông đồng trị vì với Hoàng đế Commodus – con trai của ông, cho đến khi ông tạ thế. Ông là vị Hoàng đế thứ 16 của Đế quốc La Mã (nếu tính luôn cả bốn ông vua trị vì ngắn ngủi trong Năm Tứ đế), là vị Hoàng đế cuối cùng trong thời đại Ngũ hiền đế, và cũng được xem là một trong những nhà hiền triết kiệt xuất của trường phái Khắc Kỷ.

Hai cục hai bên một cái là địa cầu tượng trưng cho địa lý, một cái là hỗn thiên nghi, tượng trưng cho vũ trụ. Lá này là “Thông thiên văn, tường địa lý”

V. The Pope

the pope

Đức Giáo Hoàng Boniface VIII, vị giáo hoàng đấu tranh cho chế độ Giáo Hoàng bị áp bức bởi Hoàng Gia Pháp, được khởi xướng bởi vua Philippe IV le Bel.

VI. The Lovers

12744626_1010450782326569_3865627498902706972_n

– Bức tượng 1:  Thần Hermes trích từ tượng “Hermes and the infant Dionysus” của Praxiteles. Tượng mô tả giai đoạn khi thần Hermes đang cố gắng giúp đỡ thần Zeus che giấu đi kết quả của mối tình vụng trộm với nàng Semele là đứa bé Dionysus, vị thần rượu nho.

– Bức tượng 2 (phần nền phía sau): Nhìn qua tưởng rằng đây là bức tượng về Diana hay Artemis, nữ thần của mặt trăng, săn bắn, nữ thần tượng trưng cho sự Trong Trắng, giữ gìn trinh tiết.
Nhưng thật ra bức tượng này cũng là dành cho một người tên là Diana nhưng mà là Diane de Poitiers một ái phi được sủng ái nhất của vua Henry II, được đặt trên đài phun nước của lâu đài d’ANet ( nay đã được đem về bảo tàng Louvre – Pháp ). Bức tượng ví bà có nét đẹp trong trắng tựa như nữ thần Diana. Vẻ đẹp trẻ trung của bà được gìn giữ theo thời gian cho đến khi bà mất – 66 tuổi. Và người ta khám phá ra được nguyên nhân cái chết của bà là do vì quá yêu mà mong muốn gìn giữ sắc đẹp của mình một cách mù quáng, chết vì mong muốn tìm kiếm một vẻ đẹp vĩnh hằng, bà đã bị ngộ độc do uống vàng ( một trong những cách làm đẹp của các nữ quý tộc châu âu ngày xưa ). Vì quá yêu, muốn được sự quan tâm của nhà vua, muốn vượt lên hơn các ái phi khác và đã trở thành ái phi được vua Henry II sủng ái nhất ( mặc dù hơn nhà vua 20 tuổi) nên đã mù quáng mà hại đến chính mình.

VII. The Chariot

12744442_1011307902240857_2569533997834175733_n

– Lá bài này hầu như là dành để cho vị thần Apollo, từ bức tượng The “Ephebe of Agrigento” được xem là tượng trưng cho thần Apollo và cũng là cho các chàng thanh niên trẻ của Hy Lạp cổ đại ( 17 – 20 ) bị bắt đi đào tạo quân sự khắc nghiệt và làm mọi cách, mọi thủ đoạn để đấu tranh sinh tồn, sau khi kết thúc đào tạo các chàng trai này sẽ được xã hội công nhận là một người đàn ông trưởng thành đủ sức để bảo vệ những gì mà họ yêu quý. Hình ảnh điêu khắc hai con nhân sư “Naxian Sphinx” cũng là bức tượng nhân sư đặt tại đền thờ nơi được cho là khi thần Apollo giết quái vật Python vì đã cố hãm hiếp mẹ của ông là bà Leto khi đang mang thai Apollo với Artemis và chịu sự trừng phạt vì Python là con của Gaia.

12747279_1011310092240638_3580017496409400344_o

– Đằng sau là bức tranh miêu tả cuộc đi săn heo rừng và săn gấu có tên là “The Boar and Bear Hunt tapestry”.

IX. The Hermit

12772027_1018308028207511_5463379694230363082_o

Bức tượng “Dying Seneca”.

Lucius Annaeus Seneca (thường được gọi đơn giản là Seneca hay Seneca Trẻ (4 TCN-65) là một triết gia người La Mã thuộc trường phái triết học khắc kỷ và là chính khách, nhà biên kịch, nghệ sĩ hài đượng thời, ông là một tên tuổi lớn của văn học La Mã. Ông từng là thầy giáo và cố vấn cho hoàng đế Nero Bạo chúa. Ông sau đó đã bị ép buộc phải tự tử vì bị cho là đồng lõa trong âm mưu ám sát hoàng đế Julio-Claudian, tuy nhiên, ông có thể đã được tuyên vô tội. Cha của ông là Seneca Già và anh trai là Gallio.

“Timendi causa est nescire –
Ignorance is the cause of fear.”- Seneca –
“Vô minh là ngọn nguồn của nỗi sợ hãi”

XVI. The Tower

– Sự sụp đổ và những chiếc mặt nạ. Từ trên xuống dưới từ trái qua phải:

12734081_1012464218791892_3900505771804307901_n

Từ trên xuống dưới từ trái qua phải:
1. Mặt nạ Ko Omote trong kịch Noh Nhật Bản.
2. Mặt nạ Xiuhtecuhtli – thần lửa của văn minh Aztec.
3. Có thể là mặt nạ kinh kịch Trung Quốc – màu xanh lá cây
4. Mặt nạ truyền thống của người Bulaba ở Châu Phi.
5. Mặt nạ thần rượu nho của Hy Lạp.
6. Mặt nạ thần Mặt Trời của văn minh Inca.

– Tháp Babel (Tháp Babilon tại vườn treo Babilon- một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại). Đã bị hư hỏng toàn bộ chỉ còn nền móng, hình ảnh này là được mô phỏng lại theo mô tả của các văn bản Hy Lạp.

12728903_1012481648790149_8517274565020325803_n

Tháp Babel , trong Sách sáng thế,  là một ngọn tháp to lớn được xây dựng ở thành phố Babylond. Theo kinh thánh, một nhóm người là các thế hệ tiếp theo sau Đại hồng thủy, nói cùng một thứ ngôn ngữ và di trú từ phía đông, đã tham gia vào việc xây dựng. Những con người đó quyết định rằng thành phố của họ nên có một cái tháp thật to lớn đến mức “đỉnh của nó chạm đến thiên đường.”

Tuy nhiên, Tháp Babel không được xây dựng để thờ phượng Đức Chúa Trời, nhưng là để thể hiện sự huy hoàng của con người, để “đặt tên” cho người xây tháp,: “Sau đó họ nói, ‘Đến đây, chúng ta xây dựng một thành phố của riêng chúng ta, và một ngọn tháp với đỉnh của nó chạm tới thiên đường, và chúng ta hãy đặt tên cho chính chúng ta; nếu không, chúng ta sẽ phân tán khắp nơi trên mặt đất.'” (Genesis 11:4). “5 Đức Giê-hô-va bèn ngự xuống đặng xem cái thành và tháp của con cái loài người xây nên. 6 Đức Giê-hô-va phán rằng: Nầy, chỉ có một thứ dân, cùng đồng một thứ tiếng; và kia kìa công việc chúng nó đương khởi làm; bây giờ chẳng còn chi ngăn chúng nó làm các điều đã quyết định được. 7 Thôi! chúng ta hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia. 8 Rồi, từ đó Đức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành. 9 Bởi cớ đó đặt tên thành là Ba-bên,(i) vì nơi đó Đức Giê-hô-va làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất.” (Kinh Thánh, Sáng Thế Ký 11:9).

XIX. The Sun

sun

1. Surya (Devanagari: सूर्य, sūrya) là vị thần chính, thần Mặt Trời, một trong ba ngôi tối linh (Adityas), con trai của Kasyapa và vợ của ông là Aditi, hay là con của Indra, hay của Dyaus Pitar (tùy theo phiên bản). Ông có mái tóc và cánh tay bằng vàng ròng. Cỗ xe ngựa của ông được kéo bởi bảy con ngựa, tượng trưng cho bảy Luân xa. Ông là “Ravi” hay là người cai quản ngày Chủ Nhật (“ravi-var”).

Trong các văn bản Hinđu Giáo, Surya được cung kính miêu tả như một hiện thân hữu hình của ông Trời mà mọi người có thể nhìn thấy hàng ngày. Hơn nữa, Shaivites và Vaishnavas thường đề cập đến Surya như là một hiện thân của Shiva và Vishnu. Ví dụ như, mặt trời được Vaishnavas gọi là Surya Narayana. Trong thần thoại Shaivite, Surya được xem là một trong tám dạng của thần Shiva, tên là Astamurti.

Ông được xem là năng lượng thanh lọc (Sattva Guna) và biểu trưng cho tâm hồn, Vua, những người cao quý và người cha.

2. Hoa văn phía sau bức tường được tìm thấy trên các bức thảm Ba Tư.

XXI. The World

Tyldwick Tarot - Chuyến Du Hành Khám Phá Ý Nghĩa Biểu Tượng 2

Shiva (si-va), (tiếng Phạn: शिव) Śiva, phiên âm Hán Việt là Thấp Bà, là một vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo, và một khía cạnh của Trimurti. Phái Shaiva của Ấn Độ giáo (một trong ba giáo phái có ảnh hưởng nhất trong Ấn Độ giáo đương đại) xem Shiva là vị Thượng đế tối cao. Trong phái Smarta, Shiva là một trong năm hình thức nguyên sơ của Thượng đế. Trong một số trường phái Ấn Độ giáo khác, Brahma, Vishnu, và Shiva đại diện cho ba khía cạnh thần thánh của Ấn Độ giáo và hợp chung thành bộ tam thầnTrimurti, với Brahma là người sáng tạo, và Vishnu là đấng bảo hộ và Shiva là hiện thân của sự hủy diệt. Nhưng bên ngoài bộ tam thần này, Shiva là hiện thân của tất cả: sáng tạo và một sự khởi đầu mới cũng như bảo quản và tiêu hủy. Thần Shiva còn được gọi bằng rất nhiều tên và hình thức khác. Phổ biến hơn cả là hình thức Nataraja (Vua khiêu vũ). Đây là hình thức biểu trưng cho quyền năng tuyệt đối và là biểu hiện hoàn hảo nhất về Thần Shiva. Nataraja có nguồn gốc từ chữ Phạn: “Natya” là khiêu vũ và “Raja” là vua. Theo Ấn Độ giáo, ở cuối mỗi chu kỳ vũ trụ, Thần Shiva là Nataraja sẽ thực hiện các vũ điệu thần thánh của mình để hủy diệt vũ trụ cũ không còn sức sống, chuẩn bị cho quá trình sáng tạo ra vũ trụ mới. Hai hình thức phổ biến của khiêu vũ Nataraja là Tandava – điệu nhảy dữ dội, bạo lực kết hợp với hủy diệt và Laysya – khiêu vũ nhẹ nhàng, gắn với tái sinh, sáng tạo. Laysya được thực hiện sau Tandava, với sự đáp ứng của người phối ngẫu là Nữ thần Parvati. Thực chất, Tandava và Laysya là hai mặt của bản chất của Shiva, phá hủy để tái sinh, sáng tạo.

Trong điêu khắc Ấn Độ, hình tượng Shiva Nataraja thường được làm bằng đồng, dưới hình thức tượng tròn, cách thể hiện tương đối thống nhất. Thần Shiva đang thực hiện vũ điệu Tandava trong vòng lửa, biểu hiện của vũ trụ. Chân phải đạp lên con quỷ lùn Apasmara, tượng trưng cho chiến thắng của Shiva trước sự lầm lạc, mê muội, thiếu hiểu biết. Chân trái nâng cao và đá sang phải để giữ trạng thái cân bằng. Thần có 4 tay, tay phải phía sau cầm cái trống Damaru hình chiếc đồng hồ cát, tượng trưng cho âm thanh khởi nguyên sáng tạo thế giới, nhịp đập của trống là nhịp đập của vũ trụ. Tay trái phía sau nắm ngọn lửa, tượng trưng cho sức mạnh hủy diệt. Tay phải phía trước bắt ấn Abhaya, thể hiện sự không sợ hãi. Tay trái phía trước đưa sang phải và hướng xuống phía chân trái với lòng bàn tay mở rộng là biểu hiện của giải thoát, giác ngộ. Sức mạnh năng lượng khi thực hiện điệu múa khiến mái tóc của Thần bay tung sang hai bên… Tổng thể cho thấy, Tandava là vũ điệu vận hành vũ trụ của Thần Shiva, khởi nguồn cho một chu kỳ mới Sáng tạo – Bảo tồn – Hủy diệt.

– Các cánh hoa trên vòng nguyệt quế xung quanh tượng Shiva là dogwood (Sơn thù du). Theo ý nghĩa huyền thoại của hoa thì Dogwood là cây đã được lựa chọn để cung cấp gỗ cho sự đóng đinh của Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, các cây không hài lòng về hành động độc ác này đã buộc phải làm, và do đó Chúa Giêsu sau khi bị đóng đinh vào nó, nói với nó điều này: “Bởi vì hối hận và tiếc cho sự chịu đựng của tôi, cây Dogwood sẽ không bao giờ phát triển đủ lớn nữa để sử dụng như một cây thánh giá. Từ nay trở đi Dogwood sẽ thanh mảnh,  cong và xoắn, và hoa của Dogwood được thực hiện dưới hình thức chuyển ngang, hai dài và hai cánh ngắn. Ở trung tâm của các cạnh ngoài của mỗi cánh hoa sẽ có bản in móng tay, màu nâu với rỉ sét và màu đỏ, và ở giữa của hoa sẽ là một vòng gai, và tất cả những ai nhìn thấy cây và hoa sẽ nhớ … “

– Về các khối hình học thì trong kiến trúc 3 hình này gồm hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều là 3 hình học đặc biệt vì tính hoàn hảo của nó. Về các ý nghĩa tượng trưng thì như ta đã biết hình vuông tượng trưng cho đất – cơ thể vật lý. Hình tròn tượng trưng cho trời – ý thức cao cấp, ý thức vũ trụ. Hình tam giác thì trong đạo phật tượng trưng cho tam giới, sự luân hồi hay tam bảo: quá khứ – hiện tại – tương lai, trong hinđu giáo thì là tượng trưng cho 3 vị thần tối cao, ngoài ra còn tượng trưng cho cảm xúc và tinh thần.

(…vẫn còn tiếp tục)

____________________________

Anh Minh, Đặng An, Alex Doan và Mèo Con tổng hợp.

Rate this post

(4.93★ | 1638 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Để lại một trả lời

gopetslive.com hitclub.com go8830.club rogmasters.gg thoitrang-hanquoc.com phuvien.com 10000quyensach.org/ atlantisredux.com fun88.sc go88.vip bong88.bar honda67ride.com/ xvip.pizza Rikvip.com ecoxuan.org mattpelham.com 888b.recipes 12bet.racing silviorodriguez.org hello88.bingo mykoihime.com n88.bingo 8day.bingo fb88.info 8day.living