Góc Nhìn Về Đạo (Tao) Trong Kinh Dịch

0 1.533

Không rõ từ bao giờ khái niệm về Đạo đã chiếm hữu trái tim và tâm trí của người dân Trung Quốc. Đạo là một cách tiếp cận phổ quát đề cao tính liên kết của vạn vật và sự thấu hiểu rằng trên (thiên, trời) sao thì dưới (địa, đất) vậy, tương tự như cái được coi là thế giới vi mô bên trong thế giới vĩ mô trong tư tưởng phương Tây. Với một Đạo gia chân chính, Đạo không phải là một niềm tin, mà là một lối sống – một lối sống tập trung vào thiết lập và hỗ trợ cảm giác cân bằng bên trong bản thể đồng thời sống hài hòa với sự cân bằng lớn hơn trong tự nhiên. Là cách tiếp cận vô cùng tinh tế và có sức thu phục, Đạo hoàn toàn trái ngược với thái độ hiếu chiến, thể hiện chúng-ta-mạnh-hơn-tất-cả-những-giống-loài-khác, thứ đã tạo ra sự tàn phá sinh thái đến vậy đối với hành tinh xinh đẹp của chúng ta, cũng như đối với mọi con người và mọi sự sống trên đó.

Sự xuất hiện của Đạo hầu như không thể tách rời khỏi nguồn gốc của Kinh Dịch, mà có thể đã bắt nguồn từ thời Văn Vương năm 1140 trước Công nguyên, và thậm chí sớm hơn đến năm 2400 trước Công nguyên, vào thời của người cai trị huyền thoại Phục Hy. Nhiều học giả gọi nhà hiền triết Lão Tử là cha đẻ của Đạo giáo; tuy nhiên, việc Lão Tử thực sự là ai vẫn còn là nguồn tranh cãi. Một số người nói ông là một ẩn sĩ sống trên núi; và cũng có người tin rằng ông là học giả ở một trong những nước nhỏ vào thời điểm đó. Người ta cũng tin rằng ông đã giúp Khổng Phu Tử thủa thanh niên lãnh hội ý nghĩa sâu sắc hơn của 64 quẻ Kinh Dịch.

Tuy nhiên, có một điều mà ai cũng biết rõ về Lão Tử là trước khi rời bỏ thế gian mà không để lại dấu vết gì về lai lịch bản thân, ông đã tạo ra tác phẩm kinh điển quý giá The Book of the Way – hay còn gọi là Đạo Đức Kinh. Các quan điểm của ông về cuộc sống đều thuộc chính thể luận và rất phù hợp cho đến ngày nay.

Thay cho một chuyên luận trí tuệ, chúng là một bằng chứng sống cho lẽ thật (hay chân lý). Những câu từ chân thành của ông về bản chất của Đạo được đưa ra từ một ý thức rất rõ ràng, hoàn toàn dễ hiểu và là biểu hiện của một cuộc sống hòa hợp trọn vẹn với tự nhiên. Ông thường gọi Đạo là “Người Mẹ hướng dẫn ta sống đúng như cuộc đời của Mẹ – dịu dàng mà cứng rắn, kiên cường mà mềm mỏng, bền bỉ như tre mặc cho sóng gió lớn thế nào. Cái khả năng nhượng bộ, biết tiến, biết lùi mà không cứng nhắc, biết uyển chuyển thay vì chống cự, sẽ giúp chúng ta trụ vững ngay cả trong những thời điểm khắc nghiệt nhất. Đó là sức mạnh đạt được sự chuyển hóa thông qua nỗ lực mà không tốn chút sức lực nào, thông qua việc không làm thay vì làm (vô vi).

Ngược với cái mà Osho gọi là “hiện hữu” (is-ness) chính là một sự lãng phí năng lượng sống—đó là khi chúng ta có nhận thức đầy đủ để nhận ra rằng cuộc sống hỗ trợ sự phát triển của ý thức, nhưng không phải lúc nào nó cũng trở thành những việc cá nhân mà một người chọn làm để có sự thắng lợi. Bằng cách hòa nhập với khoảnh khắc hiện tại, mọi sự mất cân bằng sẽ được cân bằng và sự hài hòa được phục hồi. Cách tiếp cận này có thể được áp dụng cho mọi khía cạnh của cuộc sống. Nó có nghĩa là sống có trách nhiệm – đáp lại, thay vì chống lại, bất cứ điều gì đang xảy ra.

Dẫu cách tiếp cận cốt yếu của Đạo đã có hàng nghìn năm tuổi, nhưng đó là bí quyết vàng và vượt thời gian để chúng ta có thể trở lại sống hài hòa với trí tuệ của tự nhiên. Tất cả những gì tạo nên chúng ta và những gì chúng ta có thể trở thành; tất cả những gì đã và đang tồn tại, đều được sinh ra từ Đạo và trở về với Đạo.

Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất.

Nó yên lặng (vô thanh), trống không (vô hình), đứng một mình mà không thay đổi (vĩnh viễn bất biến), vận hành khắp vũ trụ mà không ngừng, 

Có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ.

Ta không biết nó là gì, tạm đặt tên nó là Đạo, miễn cưỡng gọi nó là lớn (vô cùng).

Lớn (vô cùng) thì lưu hành (không ngừng), lưu hành (không ngừng) thì đi xa, đi xa thì trở về (qui căn).

Cho nên Đạo lớn, Trời lớn, Đất lớn, Người cũng lớn.

Trong vũ trụ có bốn cái lớn mà người là một.

Người bắt chước Đất. Đất bắt chước Trời.

Trời bắt chước Đạo; 

Đạo bắt chước Tự nhiên.

LÃO TỬ 

Đạo Đức Kinh

The Book of The Way

 Stephen Mitchell chuyển ngữ

Sách hướng dẫn Tao Oracle của Ma Deva Padma

Người biên soạn: Nguyễn Hiếu

Rate this post

(4.79★ | 428 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Để lại một trả lời