Tarot – Tâm Lý Hay Tâm Linh?

0 4.581

   Dù bạn là người mới lần đầu nghe về Tarot, là người đã bắt đầu làm quen với Tarot, hoặc thậm chí là người đã sử dụng Tarot trong 1 thời gian thì chắc hẳn đâu đó trong bạn vẫn tồn tại câu hỏi “Tarot là thiên về tâm lý hay tâm linh”? Có thể bạn đã tìm được/ nghe được 1 câu trả lời, có thể bạn còn nghi ngờ đôi chút, hoặc bạn thấy câu trả lời đó đã rất xác đáng, nhưng tôi sẽ cố gắng giúp bạn nhìn nhận vấn đề này 1 cách rõ ràng và đa chiều hơn. Dù nói gì đi chăng nữa thì tôi vẫn đang chỉ là đưa ra các ý kiến cá nhân mà thôi, nhưng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn yên tâm hơn khi sử dụng Tarot, và biết cách đối xử với bộ bài của mình 1 cách hợp lý nhất.

 8a85a27d1e0ff4be7e398b17575c58bb

Cảm nhận cá nhân

Cảm nhận của tôi về Tarot từ những ngày đầu tiên đến giờ vẫn ko hề thay đổi dù đã hơn 5 năm trôi qua. Trong đầu tôi, Tarot có 1 nửa thiên về tâm linh, và nửa còn lại thiên về tâm lý. Những hình ảnh đầu tiên tôi biết trong bộ Sharman Caselli Tarot gây ấn tượng rất mạnh, tôi có 1 phần tò mò, 1 phần hứng thú và 1 phần chấp nhận đối với những câu chuyện tôi nhận được từ các lá bài. Nhưng có 1 điều tôi rất chắc chắn, chưa bao giờ tôi có bất cứ 1 cảm giác gì tồi tệ đối với bộ bài của mình cũng như đối với Tarot nói chung. Tôi ko sợ nó, tôi ko nghi ngờ nó, tôi ko tôn thờ nó, tôi cũng ko bực bội vì nó. Nói vui 1 chút, đôi khi tôi thấy nó giống như website google.com vậy. Luôn cho tôi mọi thông tin tôi cần tìm, nhưng kết quả thường không bao giờ là toàn bộ thứ tôi muốn có. Và tôi chỉ có thích google chứ chẳng bao giờ sợ nó vì nó biết quá nhiều cả. Tôi đã nhiều lần nhận được câu hỏi về chuyện này. Có bạn sợ hãi khi nghe ai đó miêu tả về linh hồn của bộ bài Tarot. Có bạn mua bài về nhưng ko dám xé bọc vì sợ mình ko đủ khả năng kiểm soát nó. Có bạn sợ quá khứ của bản thân ảnh hưởng, ko đủ tự tin để dùng Tarot. Có bạn dùng 1 thời gian và cảm thấy sức khỏe có vấn đề, rồi cho là tại bộ bài. Có bạn mua bộ Tarot thứ 2, và sợ sệt khi thấy bộ bài thứ nhất có biểu hiện ghen tức. Có bạn đặt Tarot dưới gối và gặp ác mộng, cuối cùng ko dám đặt nó ở đó nữa dù rất muốn…..

Ngược lại, có những bạn đối xử với Tarot chỉ như 1 bộ bài Tây bình thường (playing cards), quăng đâu đó trên bàn, đôi lúc vứt xó cả tháng rồi lại lôi ra dùng. Có bạn “trừng phạt” bộ bài của mình vì “dám” ra kết quả linh tinh bằng cách nhét nó xuống đáy tủ và lôi bộ bài khác ra dùng. Có bạn cười khẩy khi nghe thiên hạ miêu tả về linh hồn của bộ bài…

Vậy đâu là cái chúng ta nên tin tưởng? Đâu là cái làm yên lòng chúng ta một khi chúng ta đã lựa chọn Tarot??


Tarot: tâm lý và tâm linh

Nếu nhìn lại lịch sử Tarot, chúng ta có thể hiểu gốc gác của Tarot là playing cards – mục đích để mọi người chơi với nhau (tầm thế kỷ 15). Về sau, nhờ vào việc vẽ lại hình ảnh, chuyển tải thêm ý nghĩa vào từng lá bài, Tarot mới bắt đầu được coi như 1 công cụ bói toán tâm linh (divination tarot – thời của Esteilla – chính xác là năm 1785). Với lịch sử như thế, cũng không khó hiểu khi bây giờ người ta coi Tarot là 1 thứ nửa tâm linh, nửa tâm lý.

Chúng ta sử dụng kiến thức tâm lý học rất nhiều trong Tarot. Từ khả năng phân tích, tổng hợp, chắp nối những hình ảnh trên lá bài, cho tới kỹ năng quan sát và cold reading. Trên khía cạnh tâm lý học, ta cần nói ra những thứ làm hài lòng khách hàng, những thứ làm cho khách hàng ko thể phủ nhận, những thứ vừa đúng với lá bài vừa đúng với khách hàng. 1 reader làm được chừng đấy việc đã là 1 reader tốt. Đây chính là lý do mọi người sử dụng từ “reader” – người vừa diễn giải ngôn ngữ của bài vừa hiểu được khách hàng của mình.

Nhưng chúng ta cũng ko thể bỏ qua yếu tố tâm linh xuất hiện trong mỗi lần trải bài. Vẫn có người sử dụng từ “diviner” để nói về chúng ta. Có những khách hàng tại sao liên tục rút ra những lá bài giống nhau trong vài lần hỏi? Tại sao có những lần reader mới chỉ mô tả sơ lược lá bài chứ chưa dùng tới bất cứ 1 kỹ năng tâm lý nào mà khách hàng đã khóc? Câu hỏi được đặt ra: “Tại sao lá bài đó được rút ra chứ ko phải là lá bài khác??”

Dù rằng mỗi 1 lá bài đều hàm chứa nhiều câu chuyện bên trong, dù với 1 góc nhìn nào đi chăng nữa thì ta cũng đều có thể thấy ẩn nấp đâu đó câu chuyện của riêng mình, nhưng cơ hội để rút ra lá bài trực diện nhìn vào vấn đề chỉ là 1/78. Thậm chí trong trường hợp bộ bài Transparent tôi đang dùng – cơ hội chỉ là xấp xỉ 1/450.000 với 3 lá đặt chồng nhau. Tồn tại biết bao nhiêu góc nhìn, nhưng tại sao khách hàng cứ rút trúng vào cái góc nhìn đó – cái góc nhìn mà họ có thể tự nhận ra ngay vấn đề mà reader ko cần phải cố gắng nỗ lực để miêu tả? Cái này chỉ có thể được giải thích dựa trên yếu tố tâm linh mà thôi.

Và tâm linh thì là cái khoa học hiện nay chưa đủ khả năng giải thích. Chưa giải thích được thì ko có nghĩa là nó không tồn tại. Hy vọng bạn đủ kiến thức triết học để hiểu điều này.

 3s

Tarot – công cụ hay bạn bè

 Còn đối với quan điểm hiện đại, mặc dù có rất nhiều người dùng từ “bạn” để tả về bộ bài của mình, nhưng ko thể phủ nhận rằng Tarot cuối cùng vẫn là 1 công cụ giúp reader/querent chạm tới tiềm thức của bản thân. Kết luận này là dựa trên cách nhìn hòa trộn của cả tâm lý và tâm linh học. Nếu bạn không tin tôi, hãy mở cuốn sách đi kèm bộ bài ra, bạn sẽ tìm thấy từ “tool” ở đâu đó ngay trong phần giới thiệu. Mà đã là công cụ, thì việc sau cùng nó trở thành cái gì hoàn toàn tùy thuộc vào bạn.

-1 bức tượng nhỏ, có thể được đặt lên bàn thờ bên cạnh bát hương nghi ngút khói -> nó trở thành vật thờ, đại diện cho Phật. Nhưng đôi khi, nó có thể được cho 1 đứa bé, và biến thành đồ chơi của đứa bé đó.

-1 que hương (nhang), bình thường để cắm vào bát hương trên bàn thờ, nhưng đôi lúc cũng có người bẻ chân hương xỉa răng thay cho tăm. Việc này nhiều người kiêng, nhưng không phải là không có.

-1 con dao nằm trong tay đầu bếp sẽ là công cụ tuyệt vời giúp chúng ta có được những món ăn ngon, nhưng con dao đó nằm trong tay sát thủ thì thành công cụ giết người.

 

Quay trở lại với khái niệm bạn bè, bất cứ ai, bất cứ con vật gì hay cái gì ở bên cạnh ta trong 1 quãng thời gian đủ lâu, ta có 1 hiểu biết về nó (và có thể nó có hiểu biết về ta), ta đều có thể gọi nó là bạn được.

-1 chiếc điện thoại cũ, ta đã dùng tới 5 năm, ta biết bệnh của nó để mà ấn 1 phím rất mạnh (thì mới tác dụng). Ta đặt vào đó rất nhiều kỷ niệm, rất nhiều câu chuyện gắn bó với quá khứ, ta có thể coi nó là 1 người bạn được chứ? Dù nó vẫn chỉ là 1 công cụ liên lạc.

-1 con chó ta đã nuôi 3 năm, nó biết khi nào ta buồn để ra bên cạnh liếm chân. Ta cũng biết khi nào nó đói để mà cho nó ăn dù nó không biết nói. Nó cũng là 1 công cụ ta mua về với mục đích giữ nhà hoặc trang trí, nhưng cũng gọi là bạn được chứ?

Tin rằng bạn đã có thể nhận ra được bộ Tarot của bạn là gì – đối với bạn.

 10404115_869811143037344_5492742669466199438_n

Tarot – Tôn trọng và tôn thờ

Quay lại với những ví dụ ở trên, ta đều biết có những đứa trẻ quăng quật đồ chơi của mình 1 cách không thương tiếc. Có những đứa trẻ âu yếm và giữ gìn nó. Có những tên sát thủ không bao giờ rời khỏi vũ khí, có những tên sát thủ giết người xong thì vứt vũ khí đi phi tang. Còn bạn, đối với 1 thứ bạn đã coi là bạn của mình rồi, bạn tôn trọng nó ở mức nào?

Tôn trọng nhau là điều kiện tối thiểu để giữ gìn 1 tình bạn đúng nghĩa– tin rằng ai cũng biết. Trừ khi bạn ko coi bộ bài của mình là bạn mà chỉ coi nó là 1 công cụ – còn thì hãy tôn trọng nó và bạn sẽ được nó tôn trọng trở lại. Dù nó không có khả năng nói thành lời, không có tay chân để mà đánh đấm bạn, nhưng nó có khả năng của riêng nó (đừng phủ nhận, bạn đang dùng khả năng đấy của nó cơ mà), và nó sẽ dùng khả năng của mình để phản đòn bạn nếu ko được tôn trọng đúng mức. Ngoài ra, ta có thể nhìn vào tâm lý chung của con người: cái gì mình tôn trọng mình sẽ quý nó hơn. Bộ bài càng sử dụng sẽ càng nhanh hỏng, hãy kéo dài thời gian sử dụng của nó bằng cách tôn trọng nó.

Nhưng tôn trọng thì khác với tôn thờ. Đừng bao giờ tôn thờ bộ bài chỉ vì khả năng của nó. Cá thể nào trong vũ trụ này cũng đều có cái ưu và cái nhược. Nhưng khi bạn tôn thờ cái gì đó, tức là bạn đang bỏ qua phần nhược điểm của nó. Bạn đang có 1 nhìn nhận phiến diện. Hãy để cho bộ bài được là chính nó, hãy nhìn nhận vào đủ cả ưu nhược điểm của nó. Hãy nhớ tới đề văn thi Đại học năm nay – 2012.

DSC01318

Kết luận

Về góc độ tâm linh, bạn có thể muốn làm nhiều chuyện với bộ bài: ngủ cùng nó, đặt nó lên bàn thờ, mua thạch anh tẩy năng lượng xấu cho nó, tắm trăng cho nó, xếp lại nó mỗi khi nó bất ổn…. Đó vừa là cách thể hiện sự tôn trọng của bạn với bộ bài, vừa là cách giữ gìn tâm lý cho bạn cân bằng, khiến cho bạn có lòng tin vào nó. Dù tác dụng của những việc đó chưa thể được chứng minh (bằng khoa học) trong thời điểm hiện tại, nhưng ít nhất chúng ta phải thừa nhận hiệu quả tâm lý của nó. Điều này không có gì xấu cả. Nhưng nếu bạn một mực đuổi đứa em bé nhỏ về ngủ với bố mẹ để ngủ cùng bộ bài, gỡ bức tượng Phật trên bàn thờ của bà nội xuống để đặt bộ bài lên đó, nếu bạn ăn cắp tiền bố mẹ để đi mua thạch anh thì rõ ràng việc này là không tốt. Bản thân “người bạn” của bạn cũng không có nhu cầu được “tôn trọng” tới mức đó.

Và nếu bạn đối xử với bộ bài như 1 công cụ không hơn không kém, quăng quật nó, để nó nhàu nát bẩn thỉu thì bạn vừa không được sự đánh giá tốt của khách hàng, vừa tốn tiền mua bài mới, vừa có cơ hội ăn đòn phản lại từ bộ bài – again, dù khoa học chưa chứng minh được.

Hãy làm những gì bạn cho là đúng nhất, để cả bạn lẫn bộ bài đều có thể phát huy được khả năng của mình. Với kiến thức hạn hẹp của mình, tôi hy vọng có thể trả lời được những thắc mắc của các bạn ở mức đầy đủ nhất có thể. Và chúc các bạn may mắn trong quá trình làm việc cùng với bộ bài của mình.

Đỗ Cường

Rate this post

(5★ | 1302 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Để lại một trả lời