The Hanged Man – Aleister Crowley Thoth Tarot

0 2.111

XII. THE HANGED MAN

Ý nghĩa lá The Hanged Man trong bộ bài Aleister Crowley Thoth Tarot

Bản năng Sự hy sinh và lòng sùng kính (chấp nhận sự sắp xếp của số phận và tìm kiếm những ý nghĩa ẩn sâu)
Mục đích Sự chuộc lỗi, sự trưởng thành, việc tìm kiếm sự khôn ngoan, sự tập trung mang tính cứu rỗi
Nguyên lý hướng dẫn Hành động của hành giả là trọng tâm, sự giác ngộ của con người
Ánh sáng Vượt qua bản ngã, thay đổi con người
Bóng tối Sự bế tắc, kháng cự và hy sinh bản thân (trạng thái bế tắc, bị treo lơ lững giữa không trung, không tìm thấy bất kì mục đích gì trong cuộc sống)
Phẩm chất Quan điểm mới về cuộc sống

***

Nền Tảng Kiến Thức

Lá bài

Chúng ta nhìn thấy hình ảnh người đàn ông treo bị treo ngược, đầu hướng xuống, chịu đựng sự khổ hạnh giữa sự sống và cái chết. Con rắn của sự sống quấn lấy bàn chân trái của anh ta, kết nối anh với biểu tượng của sự sống Ankh xuất hiện từ trong ánh sáng trắng. Người Hy Lạp cổ xem biểu tượng bắt chéo chân thể hiện cho năng lượng sống. Tuy nhiên, cả đầu và đôi tay của người đàn ông đều hướng xuống về phía con rắn của cái chết đang nằm nơi phần mộ bên dưới. Hậu cảnh là một mảng lưới tứ giác đại diện cho chiếc bàn nguyên tố chứa đựng các biểu tượng của năng lượng tự nhiên. Các hình vuông nhỏ này và đôi chân bắt chéo tượng trưng cho con số bốn, luôn biểu thị cho thực tế trần tục. Tuy nhiên, đường tròn mà Hanged Man đang bám vào mang giá trị biểu tượng của tính tuyệt đối và thần thánh, cũng như con số ba được thể hiện bởi ba cây đinh đại diện cho thần thánh. Khi đó điều này phản ánh hình thái phổ biến nhất của thánh giá, nơi Jesus bị đóng vào thập giá bằng ba cây đinh: sự thần thánh (3) được đóng vào sự khổ đau trần tục (4), bị treo giữa các giá trị cơ bản của con người của sự sống và cái chết. Sự hy sinh này mang nghĩa cứu rỗi. Ở mức độ tâm lý sâu, cái tôi hy sinh bản thân nó để được hồi sinh trong bản ngã thần thánh. Sự trải nghiệm tuyệt đối cần thiết cho sự biến đổi này chính là cuộc chạm trán với cái chết (lá bài tiếp theo), chủ đề trung tâm của nghi thức khai tâm của mọi sự sùng bái bí ẩn. Sự thấu thị đối với sự giới hạn chật chội của bản thân một người cho phép cái tôi trở nên khiêm tốn và giao phó sự dẫn dắt cho Cái Tôi Cao Quý.

Phân Tích và Mô Tả

1. Hình dạng (người bị vướng mắc)

1.1. Người bị treo

Hanged Man bị đóng chặt với đầu anh hướng xuống đất, và vì thế mang biểu hiện của một người bị mắc kẹt trong đường cùng và bị tóm lấy trong sự ảnh hưởng của chính những ý tưởng và việc làm của mình tại điểm của sự bất khả chuyển động tuyệt đối. Tuy nhiên, giải pháp cũng nằm ở sự vô vọng này: anh không thể làm gì khác ngoài việc chờ đợi và chấp nhận tình hình của mình. Khi đó, người được nói tới sẽ tìm thấy bản thân mình trong điều kiện mà sự sáng tạo và mong muốn cá nhân trở thành một: “Cha à, không phải ý nguyện của con mà là ý nguyện của cha sẽ được hoàn thành!”

thế

Crowley – trái với Waite – đã chọn hình thái truyền thống để khắc họa Hanged Man và treo anh bằng chân trái của anh. Do đó, anh thể hiện quan niệm mà theo đó chúng ta có xu hướng tình cờ tiếp cận các dạng của quá trình học hỏi này một cách vô thức thay vì tìm kiếm chúng một cách có ý thức, như là bức vẽ của Waite nêu ra. Phải rời bỏ lề thói cư xử của mình một cách miễn cưỡng, Hanged Man bị đẩy vào những điều không chắc chắn. Anh phát hiện bản thân mình trong tình trạng bị treo lơ lửng, nơi mọi thứ bị lấy đi khỏi tay anh, và anh phải chờ đợi trong bóng tối, theo đúng nghĩa đen, để có thể nhìn thấy mọi thứ sẽ tiếp diễn với anh như thế nào. Crowley viết:

Ở Kỷ Nguyên của Osiris (có thể tương ứng với kỷ nguyên Song Ngư đang kết thúc ở hiện tại), lá bài này thể hiện cho công thức tối cao của những nhà giả kim lão luyện: vì hình tượng của người đàn ông bị treo hay bị dìm mang những ý nghĩa đặc biệt của riêng nó. Hai chân bắt chéo để chân phải tạo góc vuông với chân trái, và hai cánh tay vươn ra tạo góc 60 độ, từ đó tạo thành một tam giác đều; điều này mang đến cho chúng ta biểu tượng của Tam Giác bao phủ lên Dấu Thập, đại diện cho sự chiếu rọi của ánh sáng xuống bóng tối để cứu rỗi nó.

Ở khía cạnh tinh thần, tình trạng của anh là một hành động của việc từ bỏ con đường để đến với những trải nghiệm nội tại sâu xa nhất, một biểu hiện cho sự tận tụy vô điều kiện trong trải nghiệm của qui trình bí ẩn để hòa mình làm một với nguồn gốc.

1.2. Phần thân

Ở mức độ vật chất, tình trạng của anh ám chỉ sự phơi bày toàn bộ của mọi lớp mặt nạ, và vì thế ám chỉ việc trải nghiệm sự không được bảo vệ hoàn toàn. Chỉ khi trả cái giá đó, người tìm kiếm mới có thể chạm mặt được với cái tôi thần thánh bên trong mình, là thứ sẽ tiếp tục hỗ trợ anh khi mọi khuôn khổ bên ngoài không thể trợ giúp anh được nữa. Tình trạng bơ vơ này là khía cạnh cơ bản của nhân loại: đó là sự bơ vơ của một đứa trẻ sơ sinh với cái tôi không muốn hồi đầu cho đến khi nó đã trở nên khiêm tốn thông qua các tình huống của cuộc sống.

1.3. Đầu/Mặt

Cái đầu cạo trọc và một cơ thể nhẵn nhụi cho thấy rằng anh đang sẵn sàng trải qua tình trạng thời thơ ấu lần nữa nhưng ở một mức độ nhận thức cao hơn. Tuy nhiên, với việc buông bỏ cái tôi được bao bọc của mình, anh cũng đánh mất đi gương mặt của mình ngoài những thứ bao bọc xung quanh. Sự thay đổi biểu cảm gương mặt và cảm giác của trọng lực chính là những chiếc mặt nạ, nơi mà cái tôi ẩn dấu nỗi sợ của nó phía sau đó. Cho đến khi nhân loại nhận ra rằng nỗi sợ của họ, tức nỗ lực đạt được sự an toàn, hoàn toàn dựa trên khao khát được kiểm soát mọi thứ, thì họ có thể thấu hiểu được rằng nỗi sợ này sẽ bị dập tắt ngay khi họ đã sẵn sàng đón nhận số phận của mình mà không hề nao núng, và với niềm tin vào một sự dẫn dắt cao xa hơn.

2. Những vật xung quanh (các biểu tượng)

2.1. Chìa khóa chữ thập (con rắn của sự sống)

Vùng chân trời màu xanh lá ở phần trên lá bài bị xuyên qua bởi những tia sáng trắng của chiếc vương miện (Kether), dấu hiệu của những thứ phi thường và lưu chuyển bất tận. Hình chữ thập ở tiền cảnh là biểu tượng của những điều phi thương đã trở nên hữu hình, và con rắn, đang quấn quanh chân của người tông đồ và trói chặt anh với biểu tượng chìa khóa chữ thập – Ankh, là hình ảnh của sức mạnh biến đổi của sự sáng tạo đang hợp nhất Hanged Man với nguồn sức sống.

2.2. Hàng rào xanh dương

Vô số những ô vuông nhỏ này, được Crowley gọi là các dấu hiệu cơ bản, chính là các hoa văn thu nhỏ mang tính xã hội giúp giải phóng con người khỏi từng mảnh nhỏ nhất của trách nhiệm cá nhân, bởi chúng đã chuẩn bị sẵn những chiếc hộp nhỏ, lời bình luận của xã hội, hoặc một lý do cho mỗi hành động sáng tạo. Hanged Man đối lập lại với các kiểu mẫu này. Với sự hy sinh bản thân và thông qua nỗ lực chấp nhận sự bơ vơ về nội tâm của mình, anh đã giải phóng bản thân khỏi tầm quan trọng trước đây của mình. Anh không còn phải phân biệt bản thân mình và có thể giải thoát bản thân khỏi các bổn phận xã hội. Khi đó triển vọng hướng nội dần mở ra cho sự tương quan thực sự của cuộc sống. Tình thế của Hanged Man buộc anh phải mở lòng ra với mọi thứ dù anh có thích hay không.

2.3. Những chiếc đĩa xanh lá

Vì trải nghiệm giải thoát này của việc sát nhập và nương náu bên trong tổng thể đòi hỏi việc xuất hiện của sự yếu đuối và bơ vơ hoàn toàn như một điều kiện tiên quyết, nên cũng không có gì khó hiểu khi một con người thực tế và đúng mực thông thường cần phải được số phận làm cho thông minh hơn để đạt được mục đích này. Chỉ có một “kẻ điên” mới thử tiếp cận sự khủng khoảng một cách tự nguyện; điều này được phản ánh không chỉ trong nhân vật bị treo lên bằng chân trái mà còn trong những chiếc đĩa màu xanh mà thông qua chúng, Hanged Man bị đóng đinh vào hàng rào, nhưng vẫn tách biệt khỏi hình mẫu của các khái niệm chung của tập thể bằng độ dày của chiếc đĩa.

2.4. Con rắn đen

Thông qua tư thế của mình, Hanged Man đã quay lại với những nguồn lực cổ xưa (con rắn bên dưới), là thứ mà chỉ mới nhìn thôi đã gây ra nỗi kinh hoàng và khiếp sợ của cái chết, nhưng cũng có thể dẫn đến ý niệm rằng chính là nguồn sức mạnh đó đã giữ cho anh còn sống (con rắn phía trên). Con rắn đen chỉ là một nửa sự thật bên trong Hanged Man, và anh cũng nhận ra đó là con rắn sự sống đang giữ anh trên thập giá. Khi đó anh đã kết hợp trên dưới (khí và nước) với nhau và đạt được điểm trung tâm bên trong, nơi mà anh không cần phải tránh né thực tại nữa. Giờ thì anh đã có đủ khả năng để từ bỏ – vì trong chính sự từ bỏ đó mà anh lĩnh hội được bản ngã của mình: anh treo chính nỗi sợ của mình bên trên, và bằng việc từ bỏ nó, anh được tự do!

3. Ghi C

3.1. Sự thức tỉnh của Hanged Man

Trong thần thoại nước Đức, Odin đã hy sinh một con mắt để được phép uống nước từ dòng suối tri thức tại gốc của cây tần bì thế giới Yggdrasil. Cái cây hay giá treo cổ (trong khúc hát ma thuật của Tyr, sự thức tỉnh của một người đàn ông bị treo được tưởng niệm) là biểu tượng của trí tuệ và tri giác nội tại và có liên hệ mật thiết với thập giá mà Chúa bị treo. Odin cũng làm bản thân bị thương bởi một ngọn giáo và treo mình lên cây tần bì. Cũng không thể bỏ qua sự tương đồng với Đấng Cứu Thế, vì cả hai cùng tìm kiếm sự cứu rỗi chung và không mang tính cá nhân. Cũng giống như khi Christ vực dậy từ cái chết và hợp nhất bản thân với Cha ngài thông qua cái chết, Hanged Man có thể lĩnh hội được thế giới đảo ngược thông qua tầm nhìn mới của mình và có thể đạt được nguồn tri thức. Thông qua hành động đó, anh không chỉ được cứu rỗi mà còn được lắp đầy bằng sự trẻ trung và ý niệm về cách mà những khổ đau vô nghĩa có thể dẫn đến kinh nghiệm, nó mang đến ý nghĩa và sự khiêm tốn bên trong thông qua việc chấp nhận số phận. Giống như Jesus tỉnh dậy từ cái chết, Odin thức tỉnh “bản ngã thay thế” của mình, vì Hangatyr (Tyr đang bị treo) là một thuật ngữ khác chỉ việc Odin treo mình trên cây tần bì thế giới:

Ta biết là ta bị treo

Trên cây lộng gió

Chín đêm dài

Bị thương bởi ngọn giáo

Dâng hiến mình cho Odin

Ta là chính mình

Trên cái cây đó, lạ lẫm với mọi người

Từ gốc rễ đó ngài phát triển.

Tyr là vị thần Teuton lớn tuổi nhất của thiêng đàng. Tương tự như Cronos, ông bị thay thế bởi Vị Cha mới của Vạn Vật, Odin. Nhưng trái lại với vị thần Hy Lạp đã kết thúc trên Hòn Đảo Được Ban Phước, vị vua già của các vị thần Teuton được tái sinh thông qua đứa con của mình. Không hề kháng cự, với sự tận tâm hết lòng, đối mặt với cái chết, để trải nghiệm phần còn lại của thái cực cuộc sống, chính là những mục tiêu sâu thẳm trong khúc hát ma thuật (Edda). Tyr tượng trưng cho những hình mẫu của tổ tiên, chỉ truyền lại cho người con khi nó biết cách hợp nhất với chúng thay vì chiến đấu với chúng. Sự hy sinh của Odin đã dẫn đến sự khai tâm: các bí mật của runes và tri thức nhiệm màu của thời cổ xưa đã được tiết lộ cho ông. Cái tôi bản ngã đã hy sinh chính nó để cái tôi thần thánh xuất hiện chính là chìa khóa mấu chốt: Tôi tận tâm với bản thân mình!

Diễn Giải

Về bối cảnh (sự khủng hoảng giữa cuộc đời)

Lá bài này hiện thân cho, và không còn gì khác hơn, chủ đề của việc xoay vòng quanh cuộc sống của một người. Vì thế nó đại diện cho cuộc khủng hoảng ở giữa cuộc đời, cũng như mọi sự biến chuyển lớn nhỏ mà cuộc sống buộc chúng ta phải đón nhận. Nó cho thấy chúng ta đang bị mắc kẹt cho đến khi chúng ta sẵn sàng đón nhận một quan điểm mới về mọi thứ. Nhưng ngoại trừ những tình huống quá quắt ngày càng tăng, không gì có thể ép chúng ta nhìn sâu vào bên trong và không ai có thể đảm bảo nó sẽ thực sự thay thế. Vì thế chúng ta có quyền lựa chọn ở đây, hoặc là học hỏi, thay đổi lối suy nghĩ của chúng ta, đảo ngược định hướng của chúng ta và chọn một con đường mới, hoặc là cứ để bản thân chúng ta bị treo ở đó và tiếp tục than vãn chịu đựng mà không có bất kỳ cải thiện nào.

Về tổng quan

Hanged Man là lá bài của sự thay đổi, chủ yếu là để thông báo rằng chúng ta đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Tuy nhiên, khi được cân nhắc kĩ hơn, sự cứng nhắc bên ngoài của tính ung dung này chứa đựng sự cần thiết, cũng như cơ hội đạt được một hình ảnh mở rộng của thế giới thông qua sự thấu hiểu nền tảng:

Vấn đề to lớn của thế giới không bao giờ được giải quyết vĩnh viễn. Nếu chúng xuất hiện một lần, nó sẽ luôn là sự mất mát. Ý nghĩa và mục đích không xuất hiện tại giải pháp của chúng, mà là ở việc chúng ta không ngừng giải quyết chúng. Điều này giúp giữ chúng ta tránh khỏi sự u mê và hóa đá. (C.G. Jung).

Về nghề nghiệp

Trong lĩnh vực nghề nghiệp, lá bài này mang nghĩa sự trì hoãn đáng cân nhắc, nếu không phải là việc giải quyết trước, đối với các kế hoạch của chúng ta. Các dự án bị trì hoãn, sự thăng tiến không có, việc tìm kiếm lĩnh vực hoạt động mới đều vô ích, và các kế hoạch quan trọng không thể được thực hiện. Mặt khác, các thái độ yêu thương cũng có thể được hy sinh để chừa chỗ cho sự phát triển của các tiềm năng mới. Dù trong trường hợp nào, lá bài này cũng yêu cầu một cái nhìn mới về sự việc, đôi khi nó bị ép thông qua những thử thách khó khăn của lòng nhẫn nại.

Về những mối quan hệ

Nếu chúng ta sống mà không có một mối quan hệ ổn định và cố đạt được một mối quan hệ đáng tin, nếu chúng ta bị vướng mắc trong một mối quan hệ khó khăn và đã cố thoát ra nhưng không được: chúng ta bị mắc kẹt trong tình thế hiện tại của mình và đang trải qua sự khó chịu. Nhưng khi chúng ta học cách chấp nhận các khó khăn như một chặng trên con đường của mình, rèn luyện sự kiên nhẫn, và từ từ mở lòng ra với những sự thấu hiểu mới, thường thì các vấn đề sẽ tự nó được giải quyết.

Về Những Tương Quan Tương Tự

1. Những hình mẫu và biểu tượng

Hình mẫu

Vị thần bị treo; sự hy sinh.

Chữ cái

Mern = M (“nước”): số học mang giá trị 40. Mern hiện thân cho sự thúc đẩy, dòng chảy, và sự tái sinh mang tính cộng sinh (lễ rửa tội và các lễ thanh tẩy khác).

Con Số

12 = ranh giới của thời gian: 3 x 4 = 12 chính là sức mạnh thần thánh (3) dính vào thập giá trần tục (4).

Tree of life

Con đường từ Geburah đến Hod. Con đường thoát khỏi trở ngại (Geburah), dựa trên các khuôn mẫu cư xử được xã hội chấp nhận, không muốn bị hủy diệt thông qua cái nhìn nội tâm mới, dẫn đến sự ra đời của cái tôi thông qua một phản ứng mang tầm nhìn xa rộng biến mọi thứ xoay ngược xuống đất (Hod).

Kinh dịch

12 P’I – “Sự trì trệ”.

Runes

11 - NIED icon 18 - TIR icon

Nauthiz (“nhu cầu”) và Teiwaz/Tyr (“người cha vũ trụ”) hay Hangatyr (“vị thần bị treo và tái sinh”). Nauthiz/Not hiện thân cho nhu cầu và sự cần thiết của việc đối mặt sự bế tắc và trì trệ thông qua một sự thay đổi hoàn toàn của cuộc sống, cũng như Teiwaz/Tyr, thể hiện cho sự đổi mới thông qua khủng hoảng và sự đảo lộn các giá trị.

Nguyên t

Nước, nguyên tố của sự tận tụy vô biên, nó chỉ ngơi nghỉ khi nó đã chạm đến đáy.

Các vị thần

Toàn bộ những vị anh hùng bị xích hay bị treo: Prometheus trên Kaukasus, Odin trên cây tần bì thế giới Yggdrasil, Attis trên cây thông và Schemchasai ở bầu trời phía nam, hay chòm sao Orion.

Thần thoại

Lazarus: Jonah trong con cá voi.

Những địa điểm linh thiêng

Cây Sồi Wotan gần Wolfheze (giữa Arnheim và Utrecht).

Ngày lễ thánh

Buổi tối trước Halloween (“đêm bí đỏ”) hoặc ngày 29 tháng Hai.

Nghi lễ

Đứng bằng đầu hay “Điệu nhảy của những tu sĩ đạo Hồi”. Để nhanh chóng xoay trục của một người vài lần cho đến khi thế giới tiếp tục xoay trên chính nó.

2. Những liên tưởng và nhận thức

Tranh nh

“The Derision of Christ” vẽ bởi Matthias Gruenewald. Hoặc sự phờ phạc và biểu cảm móp méo (“The Tragody of Humanity”) trên các gương mặt được vẽ bởi Oskar Kokoschka.

Văn chương

The Edda

Âm nhạc

Sự suy tàn tiêu tan trong bài thơ trữ tình nửa cung dũng cảm một cách hài hòa được viết bởi Gesualdo (1560 – 1613), đoán biết trước Schoenberg sau đó.

Mùi hương

Guayusa (da thịt đang phân rã). Một phương thuốc của một nhà trị liệu Nam Mỹ cho sự thanh lọc và đổi mới (làm nôn ra những thức ăn không tiêu).

Đá quí

Đá Topaz không màu (“sapphire nước”), ngọc lam màu xanh lơ pha lục, calamin cao cấp.

Chiêm tinh học

Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh và nhà số 12. Thiên Vương Tinh mang nghĩa bãi bỏ và đảo ngược, Hải Vương Tinh mang nghĩa hi sinh và khai sáng, và nhà số 12 là biểu tượng cho sự biến đổi thông qua sự cô lập và thấu hiểu sâu bên trong.

Giả kim thuật

Solutio (sự phân hủy). Sự hy sinh của sự cống hiến vô điều kiện và sự biến mất của cái cũ như một điều kiện tiên quyết không thể thiếu cho sự biến đổi vĩ đại.

Trích dẫn

“Các biểu tượng thông thường của những nỗi sợ và mong ước của chúng ta đã tự đảo lộn chính nó trong câu chuyện lúc về già của một người. Tiếng gọi không còn là sự sống, mà là cái chết. Không phải tử cung là cái khó từ bỏ, mà là dương vật, nếu sự mệt mỏi của cuộc sống vẫn chưa nắm vững con tim và cái chết kêu gọi bằng lời hứa hẹn về sự an vui, thứ vốn từng là sự cám dỗ của tình yêu.” – Joseph Campbell

Bộ Bài Aleister Crowley Thoth Tarot – Aleister Crowley, Frieda Harris

Bảng tra cứu ý nghĩa 78 lá bài Thoth Tarot

Rate this post

(4.79★ | 1100 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Để lại một trả lời