Thần Thoại Ai Cập – Sông Nile Vĩ Đại

0 1.931

Sông Nile Vĩ Đại

Khởi nguồn của vạn vật

CCI18122015_0092
nữ thần cá, Hatmehyt

Khi sự sống bắt đầu từ nguồn nước Nun vô ssịnh hình, sông Nile là nguồn sống quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Với người này, sông Nile làm cho hết khát. Khi Tefnut bỏ đi khỏi Ai Cập và để lại đất nước thiếu mưa, sông Nile bảo vệ dân chúng khỏi thảm hoạ cạn kiệt nước. Với người kia, sông Nile là ngôi nhà của cá. Một số loài được coi là cá thiêng và thậm chí có cả một nữ thần cá, Hatmehyt, được thờ ở vùng châu thổ. Và bởi lẽ một con cá đã ăn mảnh thứ mười bốn của Usir (loài cá mà nhiều người cho nó là chính thần Set độc ác), một số người sợ ăn chúng và có khi lại ăn phải chính mảnh xác ấy. Vì thế các thầy tế không bao giờ ăn cá còn những người giàu có coi chúng chỉ như là những đồ trang trí bể cá xinh xắn. Nhưng trong muôn một, may sao, cá là một nguồn thức ăn chủ yếu, vì ngay cả những người nghèo nhất cũng có thể đánh bắt cá, và giá trị dinh dưỡng của cá sông Nile, như loài cá rô phi nhiều vô thiên lủng, là rất cao. Những người đánh cá sử dụng lưỡi câu thường được làm từ vỏ trai mắc vào một sợi dây. Nghệ thuật chế tác lưỡi câu có thể đã bắt nguồn ở Ai Cập. Những người đánh cá cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp của chim cốc hay những loài chim tương tự – cũng như ở Trung Qụốc, Nhật Bản, Macedonia. Họ chụp một cái thòng lọng lên cổ con chim, rồi thả cho nó được tự do. Khi con chim mò được những con cá nhỏ, nó có thể nuốt chúng. Nhưng khi bắt dược một con cá to, nó buộc phải nộp lại cho người đánh cá để trả ơn. Người đánh cá sẽ lấy con cá từ họng con chim và thưởng cho nó một con cá nhỏ đủ để cho nó nuốt được.

CCI18122015_0094
Sông Nile và mặt trời đã xác định đặc điểm của Ai Cập. Một đằng thì làm cho đắt đai màu mỡ và tựới cho cây cối, một đằng cung cấp nhiệt và ánh sáng. Các kim tự tháp, biểu tượng của pharaoh, ngắm nhìn tất cả.

Sông Nile đóng vai trò cực kì quan trọng trong nông nghiệp. Các mùa màng Ra cai quản đánh dấu các thời kì làm nông nghiệp khác nhau của sông Nile. Một là mùa lũ: Nước dâng tràn bờ làm ngập lụt đất dai trong khoảng giữa tháng sáu hoặc bảy và tháng chín hoặc mười. Khi lũ rút dần, nước để lại lớp trầm tích làm cho đất đai màu mỡ và tơi xốp để canh tác. Tiếp đến là mùa sinh trưởng. Nông dân trồng đỗ và nho. Họ trồng lúa mạch và lúa mì để làm bánh mì. Rồi họ nhào bánh mì cũ trong nước để làm bia, thứ đồ uống phổ biến nhất của họ mà Hut Heru khuyến khích họ dùng để làm vợi đi nỗi phiền muộn, vì thế họ có thể tận hưởng âm nhạc và nhảy múa. Sở dĩ có được tất cả những cái đó là nhờ các kênh mương nhỏ mà nông dân khơi đào từ sông Nile giờ đã trở nên êm ả, và dùng chúng để tưới tiêu các cánh đồng. Cuối cùng đến mùa thu hoạch, khi lương thực dồi dào được vận chuyển dễ dàng xuôi ngược sông Nile. Sông Nile, sông Nile, mùa nào cũng lại sông Nile.

Nước mắt của Aset khi Set đóng đinh Usir vào chiếc hòm được chạm trổ đã gây nên cơn lũ dầu tiên. Usir theo dõi chu kì mà những dòng nước mắt ây tuôn chảy và quyết định trao cho con người món quà hàng năm đầu tiên – sự hồi sinh của đất dể tưởng nhớ sự tái sinh của thần.

CCI18122015_0095
Chiếc ná và mũi lạo là những vũ khí bắn, phóng đau tiên, nhưng cung tên vẫn đang được sử dụng sau hàng thiên niên kỉ. Chiếc cung trong hình trên làm từ sừng linh dương được kết nối với một thanh gỗ ở giữa.

Sông Nile cũng đóng một vai trò trong săn bắt. Nước lũ điền đầy những chỗ đất trũng, khi thuỷ triều rút xuống thì những vũng nước ấy bị tách khỏi sông: từ đó mà ra những bể nước trong nội địa. Chúng trở thành những hố nước cho các loài động vật trên cạn, như linh dương, hươu, đà điểu.

Chúng tạo ra những chỗ di trú cho chim: chim chóc làm tổ trên những hòn đảo ở giữa. Các thợ săn dựng nên những bức mành sậy phục những con thú khát nước đến, rồi hạ gục chúng bằng giáo, thòng lọng và bumerang mà Heru Sa Aset dạy cho họ cách làm. Thợ săn cũng bắt chim ở những bể nước lũ ấy – những con sâm cầm, vịt, ngỗng. Đôi khi các bể ấy nhiều cá đến nỗi người ta có thể dùng tay chộp những con cá nhỏ – một bữa ăn nhanh.

Một sản phẩm khác nhờ lũ lụt là sự tạo thành đất sét. Thần Khnum tạo một cái bàn xoay của người thợ gốm và nặn thành những con người từ đất sét. Khi thần bày cho con người cách làm những bàn xoay ấy, họ làm ra các đồ gốm gia dụng và các thứ bình để dùng trong các ngôi đền. Đất sét dùng để kết dính những khối đá của các kim tự tháp bậc thang.

CCI18122015_0096
Bình gốm thường được thu nhỏ đầu lại hoặc thậm chí là nhọn đầu và được dựng đứng bằng cách ấn sâu vào trong đất hoặc cát để làm đồ chứa.

Nhà được xây bằng gạch phơi nắng, nhưng tường thường được trát vữa nên có thể sơn vẽ. Lớp vữa đầu tiên được trát bằng đất sét sông Nile. Đôi khi người ta trát thêm một lớp thứ hai bằng thạch cao. Lăng mộ của các pharaoh và đền thờ các thần dược làm huy hoàng, tráng lệ là nhờ bởi đất sét. Đất sét sông Nile có thể được sử dụng theo mọi cách như thế vì có chứa vôi, một chất kết dính tự nhiên. Đồng thời nó cũng được biết đến vì có độ đàn hồi cao, cho phép thợ gốm làm ra những chiếc bình gốm với đủ hình dạng, được mua bán dọc theo sông Nile và xa hơn.

Sông Nile cũng cung cấp hai trong số những biểu tượng quan trọng nhất của Ai Cập: hoa súng đối với vùng Thượng Ai Cập và cây cói giấy đối với vùng Hạ Ai Cập. Aset yêu loài hoa này vì mùi thơm của nó. Và Ưsir thích loài lau sậy kia vì sức mạnh của nó. Việc con trai Heru Sa Aset của họ sinh ra trong vùng châu thổ quả là một sự hoàn hảo, nó mang hình hài của một bông hoa súng và chắc khỏe như lau sậy. Aset và Hut Heru dạy con người thưởng thức mùi thơm của hương sen và các loại dầu. Hut Heru và nữ thần rắn Wadjet dạy cho họ về tính đa năng của cây cói giấy. Con người dệt chiếu, đan giỏ, bện dép, dệt chăn bằng sợi cói. Họ bện dây thừng bằng sợi cây cói giây để dùng trên giường và làm dây dắt súc vật.

CCI18122015_0097
Để làm giấy cói, người ta giã các lớp thân cây cói giấy xếp cạnh nhau. Lớp sau được đặt theo một góc nhất định và lại giã tiếp. Mật ngọt bên trong cây sậy sẽ gắn các lớp lại với nhau.

 

Họ đốt cây cói giấy để nấu cơm và sưởi ấm, và dùng tro của nó để chữa đau miệng, sưng mắt và mẩn ngứa da. Họ ăn sống hoặc nướng chín những phần dưới của cây. Họ làm giấy và, với sự chỉ dẫn của Tehuti, họ viết truyện lên những cuộn giấy cói mà họ cất giữ trong rương. Để giúp cho sự giao thương, họ đóng thuyền. Ai Cập có ít cây, nên những chiếc thuyền sậy này khiến vận tải trên sông trở nên không đắt đỏ.

Đi lên phía bắc, những chiếc thuyền nhẹ lướt di theo dòng, được trợ giúp bởi các mái chèo và sào đây. Đi về phía nam, chuyến đi giong buồm – thường được đan bằng sậy, tất nhiên – hứng gió thổi từ Địa Trung Hải và thế là thuyền lướt đi băng băng, thậm chí cả khi ngược dòng.

Sông Nile nhung nhúc những con hà mã và cá sấu, do nữ thần Taweret và nam thần Sobek cai quản Đó là một chốn linh thiêng, cần được tôn kính. Khi Usir trở thành người trị vì cõi âm, thần sai nữ thần Satet, vợ của thần Khnum rửa sạch các thi thể bằng nguồn nước sông Nile.

Thế nên không có gì đáng ngạc nhiên khi người cổ đại xây các dền thờ sông Nile ở Ineb Hedj (Memphis), Iunu (Heliopolis), và Delas (Nilopolis), cứ như thể dòng sông chính là một vị thần.

Xem đầy đủ hơn về Thần thoại Ai Cập: >click here<

Thần Thoại Ai Cập – NXB Kim Đồng

Dựa theo: Treasury of Egyptian Mythology
Classic Stories of Gods, Goddesses, monsters & mortals – Donna Jo Napoli

Minh họa: Christina Balit

Rate this post

(4.64★ | 1662 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Để lại một trả lời