Thần Thoại Bắc Âu – Týr

0 542
Týr - khuyết danh
Týr – khuyết danh

Các tên khác: Tyr (tiếng Na Uy); Tiwaz, Tîwaz (tiếng Đức); Tiw, Tiv, Tiu, Tio, Zio (tiếng Anglo–Saxon); Tyz (tiếng Gothic), Tius (tiếng Goth). Vị thần chiến tranh một tay. Týr có lẽ là con trai của Óðinn với Frigg hoặc với nữ thần khổng lồ Fjörgyn, và là em trai củaÞórr. Trong bài hát tang về Týr, Snorri Sturluson nói rằng cha của thần là Óðinn. Về mặt khác, thần được coi là con trai của người khổng lồ Hymir, đặc biệt là trong bài thơ Hymiskviða thuộc tập Poetic Edda.

8244017401_11dae3741f_z
Týr (1895) – tranh của Lorenz Frølich

Týr có lẽ là một trong những vị thần được người Teuton thờ phụng sớm nhất, dưới cái tên Tīw hoặc Tîwaz. Tîwaz (Týr) là vị thần quan trọng nhất đối với người Đức khi quyền lực của La Mã lên đến đỉnh cao, trong vai trò vị thần chính trên bầu trời, thần chiến tranh và công lý. Tuy thế, ở vùng Scandinavia, Óðinn chiếm vị trí thần tối cao của Týr. Óðinn thừa hưởng rất nhiều trách nhiệm của Tîwaz trong vai trò thần chiến tranh, đẩy Týrxuống vai trò thứ yếu.

Týr là thần bảo trợ cho công lý và quy cách chiến tranh, đặc biệt là việc thương lượng công bằng. Týr nổi tiếng là biết giữ lời, một sự đảm bảo cho thiện ý. Thần thường mang theo một thanh gươm hoặc một cây giáo công lý. Týr là thần bảo trợ cho thanh gươm nên theo phong tục thông thường, người ta thường khắc chữ rune của Týr lên thanh gươm của chiến binh.

Không giống như thần Ares của Hi Lạp,Týr là người dũng cảm nhất trong các vị thần. Thần cũng là vị thần của lòng dũng cảm và táo bạo. Týr đã hi sinh một bàn tay của mình trong cuộc chạm trán đầu với Fenrir – một đứa con của Loki và mụ khổng lồ Angrboða. Để trói Fenrir, các vị thần phải giả tảng như đang chơi trò chơi với con quái vật, Týr đặt bàn tay mình vào miệng con sói khổng lồ. Trong văn hóa Bắc Âu, bàn tay phải được đưa ra để làm vật đảm bảo, có lẽ đó là lí do vì sao bàn tay phải của thần được đặt vào miệng con sói. Cũng nên chú ý rằng việc đưa bàn tay phải ra thể hiện rằng người đó không cầm theo vũ khí nào. Một người thuận tay trái đôi khi được cho là xấu xa vì anh ta vẫn có thể sử dụng vũ khí bằng tay trái trong khi bắt tay bằng tay phải. Tuy thế, khi Fenrir phát hiện ra nó đã bị lừa và đây chẳng phải trò chơi nào cả, nó đã cắn đứt bàn tay của Týr. Kể từ đó, Týr còn được biết đến dưới cái tên vị thần Áss một tay.

Týr dụ Fenrir (1891) - tranh của Louis Huard
Týr dụ Fenrir (1891) – tranh của Louis Huard

 Trong Lokasenna, Loki không những chỉ cáo buộc Týr đã gian lận trong thoả thuận, vì thần mất bàn tay phải của mình cho Fenrir, mà còn nói với Týr rằng giữa vợ thần và Loki đã có chuyện yêu đương. Người vợ vô danh này đã sinh cho Loki một đứa con trai.

Týr chết vì vết thương trong khi chiến đấu với Garmr – con chó săn khổng lồ dưới địa ngục, mà thần đã giết ở Ragnarök.

Người La Mã đồng nhất Týr hoặc Tîwaz (của người Đức) với vị thần chiến tranh của chính họ – Mars (Ares). Cả hai đều được tôn vinh vào ngày thứ Năm (Tuesday – Týr’s day). Tên của Týr có cùng nguồn gốc với tên thần Dyaus của người Hindu, thần Zeus của người Hy Lạp, và thần Jupiter (Diu-piter, Dies-pater) của người La Mã. Trong thần thoại sau này, “Týr” đã trở thành từ để chỉ thánh thần.

Týr - khuyết danh
Týr – khuyết danh
Fenrir bị xiềng (1884)
Fenrir bị xiềng (1884)
Týr, vị thần đấu kiếm (1882) - tranh của Carl Emil Doepler
Týr, vị thần đấu kiếm (1882) – tranh của Carl Emil Doepler
Týr và Fenrir (1911) - tranh của John Bauer
Týr và Fenrir (1911) – tranh của John Bauer

 

Nguồn bài viết: thanthoaibacau.info

Rate this post

(5★ | 1228 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Để lại một trả lời