The Moon – Aleister Crowley Thoth Tarot

0 2.395

XVIII. THE MOON

Ý nghĩa lá The Moon trong bộ bài Aleister Crowley Thoth Tarot

Bản năng Đi xuống thế giới bên dưới, hành trình đi vào đáy sâu vô thức
Mục đích Con đường kỳ lạ đi vào đáy sâu tâm hồn, đương đầu với bóng đêm, với những sợ hãi, tự hiểu mình một cách sâu sắc nhất
Nguyên lý hướng dẫn Con bọ hung như một biểu tượng của mặt trời trong bóng tối
Ánh sáng Hiến dâng cho những kiến thức thuộc về trực giác
Bóng tối Ảo ảnh, cuồng loạn, chứng phức cảm bị hành hạ, ảo giác, sợ hãi, lạm dụng thuốc, trốn tránh thực tại
Phẩm chất Tấm gương của tâm hồn hoặc là cầu nối thế giới bên trong và bên ngoài

 

***

Nền Tảng Kiến Thức

Lá bài

The Moon bí ẩn, sự kết nối giữa khát khao vô thức  (the Star) và và phấn đấu có ý thức (the Sun) đối mặt với chúng ta như một cái trục giữa thế giới bên trong và bên ngoài. Trên phương diện tinh thần, nó là một người kể chuyện diễn đạt thế giới hình ảnh của tâm hồn. Ở một phần ba phía dưới lá bài chúng ta thấy vùng nước âm u của thế giới bên dưới. Ở phần giữa là một con bọ hung linh thiêng như một biểu tượng của sự hồi sinh. Kẹp giữa hai càng của nó là mặt trời dẫn dắt nó đến với bình minh. Ánh sáng của nó kết nối với buổi ban đầu của thế giới nửa ý thức, vì chúng ta nhìn thấy vòng tròn của ánh sáng mở rộng ra vào phần giữa của lá bài như sự bắt đầu của con đường đang xô đẩy vào ý thức giữa những kẻ canh gác kỳ quặc và những tòa tháp đen tối. Mặt trời không chỉ tượng trưng cho khao khát  vô thức (giữa những sự ra đời) trên ngưỡng cửa đi tới ánh sáng mà còn là biểu tượng của tái sinh và đầu thai. Trong thiết kế của lá bài, rất thú vị trong cách phối cảnh. Phần dưới lá bài có hai kích cỡ, phần trên có kết cấu không gian), chúng ta tìm thấy việc “đem vào trong mối quan hệ” của cái bên trong với thế giới bên ngoài; và trên con đường lượn ra khỏi ánh sáng bên trong (bên dưới ngưỡng cửa) tiến vào ánh sáng bên ngoài của sự khoan dung, chúng ta thấy nỗi khát khao bên trong đang trên con đường tới ý thức (the Sun) được khắc họa ở đây.

Phân Tích và Mô Tả

1. Mô típ (những người canh gác cửa)

1.1. Tòa tháp

Hai ngọn tháp sừng sững đứng ở phần trên lá bài như đại diện của cả hai cực mà một linh hồn phải đi trên con đường ở giữa chúng để tiến tới ý thức. Tuy nhiên ở một mặt khác nó cũng chính là linh hồn đang trải qua sự thắt chặt về tâm linh. Họ là sự nhân cách hóa của nỗi sợ nổi lên từ tiềm thức, nỗi sợ bám víu vào cái được cho là những giá trị cố định, và là biểu tượng phi thường của bản ngã ẩn đằng sau những giá trị như vậy do nỗi kinh hãi bị cái vô nghĩa bên trong nuốt chửng.

1.2. Ở giữa hai tòa tháp

Nỗi sợ nổi lên từ tiềm thức do đó phải đi qua khoảng giữa nỗi sợ của mình; nó phải tìm được con đường đi đến bản thân nó qua hai cột của mặt nạ của chính nó. Về mặt tâm lý, điều này tương ứng với việc cần thiết phải vượt qua nỗi sợ của sự sợ hãi. Về mặt thần thoại, nó là lối đi chật hẹp giữa hai con quái vật Scylla và Charybdis  (Odyssey), trong đó Scylla là kẻ cướp bóc và Charibdid là kẻ nuốt chửng. Những lối đi chật hẹp này là sự hồi tưởng trải nghiệm lúc chào đời: ra khỏi sự an toàn tối và ấm áp qua lối đi chật hẹp tiến vào ánh sáng lung linh của thế giới lạnh lẽo bên ngoài.

1.3. Những người canh gác

Chướng ngại vật lớn nhất trên con đường về nhà là chính chúng ta. Công việc tìm kiếm sự thực bị chặn trước bởi nỗi sợ của chúng về chính sự thực này. Điều đó giải thích tại sao chúng ta không muốn đi tìm sự thực, mà thay vào đó chúng ta đi tìm khái niệm về sự thực của chính chúng ta vì lợi ích của cái có vẻ an toàn. Nếu không phải vì nỗi sợ ám ảnh chúng ta như một cơn ác mộng trong đêm và dạy chúng ta ý nghĩa của nỗi khiếp sợ, sẽ không có gì buộc chúng ta rời khỏi tòa nhà sai lầm đó và tiến vào một sự thực sâu sắc hơn. Crowley viết:

Đó là Anubis, kẻ canh giữ trong buổi chiều chạng vạng, vị thần đang đứng trên ngưỡng cửa, vị thần chó rừng của Khem, người đứng đó trong hình dạng kép ở giữa hai con đường. Ở dưới chân ngài, đang canh gác, là chính những con chó rừng đang chờ để nhai ngốn ngấu những cái xác của những ai không nhìn thấy Ngài hoặc không biết Tên Ngài.

1.4. Anubis

Anubis là con chó rừng đã đi nhặt lại các bộ phận bị Seth (kẻ tàn ác ) xé rời và rải khắp các góc của thế giới trong thần thoại Osiris (trang 79). Sau đó nó đem nộp những phần cơ thể đó cho Isis, người vợ đau khổ của Osiris, và nàng đã đem đến cho chúng một sự sống mới bằng sức mạnh tình yêu của mình. Ngài được coi là sức mạnh hội nhập (tập hợp) và là người hướng dẫn hữu ích cho những linh hồn đi qua thế giới bên kia. Trong chức năng kép này, ngài là biểu tượng thích đáng cho bước đi quyết định của linh hồn trên con đường đi đến sự toàn vẹn: Ngài hướng dẫn chúng ta bước qua ngưỡng cửa của nỗi sợ vào những vùng đất của thế giới bên dưới mà đáy sâu của nó (mặt trời lúc nửa đêm) che đậy những nền tảng mà chúng ta đang thiếu để trở nên toàn vẹn. Những con chó (thực ra màu trắng với đôi tai màu đỏ) được dâng cho Anubis, tuy vậy lại chạy theo những linh hồn tội lỗi. Về mặt thần thoại chúng tương ứng với hình ảnh của Scylla, kẻ cướp bóc.

2. Dưới lòng đất (ban đêm)

Nhìn vào bên trong hay nhìn chằm chằm vào đáy sâu là con đường nữ tính đi đến sự thực. Vì vậy linh hồn tự đặt mình vào cận cảnh ở phần dưới của lá bài. Những bí mật của những không gian cảm xúc ở bên trong được tượng trưng ở đây, vì ngay khi tia sáng của linh hồn chạm vào trái đất, nó vướng ngay vào vật chất. Để quay trở lại mặt trời, nó phải được sinh ra lần nữa từ nước của sự sống.

2.1. Mặt trời

Bên dưới ngưỡng cửa, trong lãnh địa của nữ tính, chúng ta thấy mặt trời tượng trưng cho nam tính, đi xuống tới nguồn của chính nó. Giống như mặt trời nhô lên trên đường chân trời vào buổi sáng, đi lên thiên đỉnh vào giữa trưa, và lại lặn xuống đường chân trời vào buổi chiều tối, con người cũng bước ra từ nguồn của cuộc sống khi mới chào đời, leo lên đỉnh  những mục tiêu bên ngoài của anh ta trong suốt cuộc đời và rồi lại đi xuông sau khi đã đi qua đỉnh cao nhất của cuộc đời để cuối cùng nghỉ ngơi trong lòng đất mẹ.

2.2. Bọ hung

Ở phần nước phía dưới chúng ta thấy Khephra, con bọ cánh cứng linh thiêng đang giữ mặt trời giữa hai càng của mình. Nó lặng lẽ lăn về phía bình minh. Plutarch đã viết:

Người ta cho rằng loài bọ cánh cứng này chỉ có con đực, chúng tiêm tinh dịch vào vật chất, và sau đó chúng vo tròn lại thành một viên tròn. Chúng lăn viên này đi tiếp với những chân sau của mình. Dường như chúng bắt chước chu kỳ của mặt trời, di chuyển từ đông sang tây, và bằng cách này chúng đi theo hướng ngược lại với đường đi của mặt trời.

Vậy là bọ hung trở thành biểu tượng của năng lực được sinh ra từ chính nó ( giống đực), kéo mặt trời ra khỏi lãnh địa của bóng tối vĩ đại nhất để đem nó ra buổi sáng mới. Ánh sáng mới được sinh ra từ những giờ đen tối nhất.

2.3. Điện não đồ (EEG)

Phần dưới cùng của lá bài có một biểu đồ chạy ngang qua nó là những rung động, biểu thị bằng những đường kẻ trong thời kỳ ngủ (những đường nhô cao là sự nhớ lại của giai đoạn REM trong giấc mơ) những giấc mơ của tạo hóa là những nguồn của sự sống trong bụng của nữ tính.

3. Bối cảnh (ánh sáng)

3.1. Con đường (hướng lên)

Con đường đi qua tòa tháp là con đường đi tới cái toàn vẹn hoặc cái tôi. Chúng ta nhìn thấy điều này trong những con đường “bùng nổ” ra từ mặt trời và do đó nó tạo nên sự mở rộng của những đỉnh ở giữa từ một phần ba dưới của lá bài. Những rung động biểu thị bằng các đường thẳng của biểu đồ bên dưới (đằng sau mặt trời) tìm thấy một hình dạng trong sự phát triển nhanh của con đường, con đường hấp dẫn nhờ việc tiến vào không gian.

Trong những phong tục bí truyền cổ xưa, chúng ta đọc được rằng, sự soi sáng linh thiêng – khi nó đến – giống như một luồng sét, đánh tan mọi ảo ảnh chỉ trong một tia sáng, cũng  như sự khai sáng của Phật và nhà tiên tri Mohammed, sự cải đạo sang Cơ đốc giáo của thánh Paul qua cái nhìn của Chúa, hay trong lễ Hạ trần rót xuống từ Chúa Thánh Thần. Ở một dạng khác, nội dung mang tính biểu tượng này được phản ánh trong hình ảnh Prometheus, người đã phá hủy trật tự cũ bằng cách thắp lên ngọn đuốc trên đường đi của mặt trời trên đỉnh núi Olympus, qua đó đánh cắp lửa từ các vị thần và đem xuống cho loài người.

3.2. Những ngọn núi

Đằng sau những tòa tháp có hai ngọn núi xanh cao ngất với dòng suối của sự sống chảy xuống đáy thung lũng. Chúng ta dễ dàng nhận thấy ở hình ảnh hai ngọn núi này là hai đầu gối đang chống lên của một phụ nữ đang vượt cạn, và phần bên trong bụng của nàng ở bên dưới đáy vực. Điều này biến phần dưới của lá bài thành cơ thể của người mẹ bao bọc bào thai và con đường dẫn tới kênh sinh sản. Điều này phản ánh truyền thống Ai Cập, trong đó Nut, nữ thần của những linh thiêng đã ăn ngấu nghiến mặt trời ở phía tây vào mỗi buổi tối và lại sinh ra nó ở phía đông vào mỗi buổi sáng. Chúng ta thấy máu của nàng bị mất đi trong quá trình như bầu trời đỏ vào buổi sáng.

3.3. Yod (những giọt máu)

Đằng trước phần có hình tam giác trên ở hậu cảnh, chúng ta thấy chín giọt máu trong dạng chữ Yod, chữ viết của Hebrew  rơi trên đỉnh của con đường (sự mở ra của tử cung). Số chín là con số thông thái của the Moon, và Yod là chữ đầu tiên trong tên của Chúa Trời viết bằng chữ Hebrew. Nó tượng trưng cho loàng khoan dung ban cho loài người chúng ta trên con đường tìm đến ánh sáng.

3.4. Trăng khuyết

Ở giữa cạnh trên của lá bài xuất hiện một vầng trăng khuyết, hướng xuống dưới. Bên dưới nó chúng ta nhận ra thế giới bên dưới, đang đẩy lên trước vầng trăng tròn, từ phía dưới tiến vào những quả cầu trăng. Đây là thế giới của những kẻ mơ mộng, những người đã để cho bản thân bị kéo về những giấc mơ đến mức họ biến mất khỏi thế giới này. Cái mà Crowley gọi là những ảo ảnh ma túy hoặc tình trạng mất trí là mục tiêu của những người mơ mộng và những pháp sư để biến mất khỏi hành tinh vật chất và thức dậy ở bên kia ranh giới của cái đã biết. Cái thế giới đang dâng lên trong sự phát tiết của mặt trăng cho thấy sự khát khao được thâm nhập vào thời gian và không gian vốn bị kìm nén bên trong những con người bình thường: “cái cũ chết đi, cái mới chưa được sinh ra, và từ sự đứt quãng này đã xuất hiện vô số những hội chứng của bệnh tật” (Antonio Gramsci). Crowley viết:

Đây là vầng trăng bóng xế, mặt trăng của yêu thuật và của những hành vi kinh tởm. Ánh sáng như thế ở đây có thể còn chết chóc hơn cả bóng tối, và sự im lặng bị tổn thương bởi tiếng hú của những con thú hoang. Đây là ngưỡng cửa của sự sống, là ngưỡng cửa của cái chết. Mọi thứ đều hồ nghi, mọi thứ đều huyền bí, mọi thứ đều mê hoặc. Không có sự nhân từ, sự mê hoặc thuộc về mặt trời của Dionysus, chỉ có sự điên cuồng đáng sợ của những thứ ma túy độc hại, đây là chứng nghiện rượu của ý thức sau khi trí óc đã bị xóa sạch bởi nọc độc của mặt trăng này. Nàng là bóng tối nhiễm độc, là điều kiện của sự hồi sinh của ánh sáng.

Diễn Giải

Về bối cảnh (trong tử cung của bóng đêm)

Cuối mỗi tháng chúng ta có thể bắt gặp ánh sáng mờ từ vầng trăng khuyết của tuần trăng cũ trước khi mặt trời mọc lên ở bầu trời phía đông. Sau đó là ba đêm không trăng trước khi ánh sáng mới từ vầng trăng khuyết xuất hiện lần đầu tiên khi mặt trời lặn ở phía tây. Mặt trăng chết ở phía đông và lưu lại ba ngày ở thế giới bên dưới trước khi nó lại nổi lên từ phía tây. Vì vậy nó là biểu tượng của tất cả những anh hùng và chúa cứu thế, những vị từng đi vào lãnh địa của cái chết trong ba ngày. Một người nhập môn vào nghi lễ bí truyền thuật lại:

Tôi đến ranh giới giữa cuộc sống và cái chết. Ở thế giới bên dưới tôi bước qua ngưỡng cửa của Proserpina, và sau khi tôi đi qua mọi nguyên tố, tôi lại quay trở lại. Vào lúc nửa đêm tôi nhìn thấy mặt trời sáng lên trong một luồng ánh sáng rực rỡ. Tôi đã nhìn thấy các vị thần, mặt đối mặt, giống như các vị thần ở trên trời và thờ phụng họ ở một khoảng cách gần.

Apulejus, Metamorphores

Về tổng quan

Lá bài the Moon dẫn dắt chúng ta đi vào chiều sâu bất tận của thế giới bên trong của chúng ta, và vì thế đi vào thế giới hình ảnh của tâm hồn. Nó cho phép chúng ta có được một ý niệm lờ mờ đằng sau tấm gương mà qua đó chúng ta điều chỉnh thế giới ý thức của chúng ta cho thích nghi với nỗi sợ cần thiết vì sự an toàn của chúng ta. Ý niệm đó dẫn dắt chúng ta đi vào lãnh địa của tiềm thức nơi chúng ta đối mặt với những khát khao và những đáy sâu tâm hồn của mình. Cũng quan trọng như khi chúng ta đi xuống thế giới bên dưới là việc quay trở lại từ đó. Chỉ khi mặt trời cắt ngang ngưỡng cửa được diễn tả trong lá bài này thì mới có được sự phát triển mới. Nếu không, cái lõi của cá tính của chúng ta vẫn bị nuốt chửng trong đại dương của bóng đêm, và tiến trình tự phát triển sẽ thất bại.

Về ý thức

Về phương diện ý thức, lá bài này cho thấy một cơ hội tuyệt vời để tiếp thu, bao gồm cả những nguy hiểm có liên quan. Đây là hành trình đi xuống đáy sâu mà những truyện thần thoại nhắc đến như chuyến đi đến với Hades, hay chuyến đi xuống thế giới bên dưới. Những truyện đó diễn tả một cách thật sinh động về những hình ảnh đáng sợ của linh hồn chúng ta như “bầy đàn của bóng đêm”. Việc đương đầu và vượt qua những con quái vật đó là phần khó nhất trong hành trình của vị anh hùng và do đó cũng là thách thức lớn nhất trong cuộc sống: tất cả những con rồng, nhện, rắn, quái vật, và quỉ là những hình mẫu đã qua của những trải nghiệm nổi lên từ đáy sâu  ký ức của chúng ta. Chúng đã được đan dệt nguyên hình vào ý thức của chúng ta và đại diện cho một phần của di sản về tâm lý của chúng ta. Sự tiến hóa không xóa bỏ được chúng mà che đậy chúng một cách phi thường ở một dạng thức cao hơn của những hành vi có ý thức. Cũng như khi chúng ta khám phá và chinh phục thế giới bên ngoài như những đứa trẻ (trang bị vũ khí là một cây gậy), giờ là lúc thăm dò những không gian bên trong. Mối nguy hiểm nhất trong việc làm này là bị bóng đêm nuốt chửng, dạng ôn hòa hơn là rút lui khỏi thế giới và dạng cực đoan hơn là tình trạng rối loạn thần kinh.

Về nghề nghiệp

Trong cái nhìn về nghề nghiệp, the Moon là nỗi sợ hãi và bất an trong công việc, và là nỗi sợ ăn sâu về sự thất bại, không kiếm được việc làm hoặc không tìm được nghề nghiệp thích hợp. Lừa gạt, nói dối và gian trá là những nỗi sợ; sự rối loạn cũng nằm trong đó; sự nhầm lẫn và bất hợp lý cũng được gộp vào. Tuy nhiên chúng ta cũng trở nên quen với linh tính của mình. Nó có thể  hướng dẫn chúng ta tốt hơn lý trí nếu như chúng ta không phớt lờ nó. Khả năng tưởng tượng, sức sáng tạo và những kiến thức sâu kín được đánh thức khi chúng ta chọn con đường đi vào bên trong. Giống như các nghệ sĩ chú tâm với việc biến những khát khao sâu kín của họ thành những dạng có thể nhìn thấy được, lá bài này thúc giục chúng ta tạo ra một cách diễn đạt cho đời sống nội tâm của chúng ta trong thế giới bên ngoài.

Về những mối quan hệ

Mặt trăng, hiện ra trước chúng ta trong hình dạng thay đổi mỗi đêm, ngay từ thời xa xưa đã tiêu biểu cho những thứ dễ thay đổi và do đó cũng là cái không đáng tin cậy, tráng thái ủ rũ và khả năng cám dỗ. Ánh sáng phản chiếu của nó được coi là biểu tượng của sự thụ động nhạy cảm và thiếu ý chí và vì thế cũng là tất cả các chứng nghiện (những khát khao). Mọi thứ quen thuộc và rõ ràng trong ánh sáng rực rỡ ban ngày có thể trờ thành một cuộc vật lộn với sự tưởng tượng ấu trĩ, có khả năng kéo chúng ta xuống những nguồn của những khát khao vô thức. Lá the Moon có một ý nghĩa rộng, từ những mộng tưởng hão huyền đến tình trạng mất trí và đại diện cho những mối quan hệ mà trong đó chúng ta phải chiến đấu với sự cuồng loạn, tình trạng dễ bị tổn thương và nỗi sợ bị ruồng bỏ. Lá bài này cũng có thể mag nghĩa rằng mối quan hệ mà nó mô tả là một giấc mơ.  Vì vậy nó cho thấy tính chất lãng mạn, mơ mộng của nó, tính chất đã để cho những ước ao, những giấc mơ, những tòa lâu đài trên không trung được tạo ra.

Những Tương Quan Tương Tự

1. Những hình mẫu và biểu tượng

Hình mẫu

Ban đêm

Chữ cái

Qoph/Koph = K (“phần sau đầu”); giá trị số = 100. Lá bài chủ kế tiếp, the Sun có chữ Resch (“đầu”) và “phần sau đầu” diễn tả cái ở sau nó. Nếu đầu được coi là chỗ của lý trí đánh thức ý thức, thì nguồn bên trong (phần sau đầu) có nhiệm vụ nâng trực giác lên từ đáy sâu và kết nối nó với ý thức, sao cho nó có thể biến chuyển  thành hiện thực qua những hành động.

Con số

Mỗi hiện tượng nguyệt thực và nhật thực cứ sau mười tám năm lại xảy ra trong cùng một chuỗi. Trong thời xa xưa hơn chúng được coi là kẻ yếm thế..

Tree of Life

Sự kết nối giữa Netzach và Malkuth. Crowley có những bình luận sau đây về những hình cầu này:

The Moon, tham dự vào những phần cao nhất và thấp nhất, cũng như rót đầy cả không gian ở giữa là hành tinh phổ biến nhất trong tất cả các hành tinh. Ở khía cạnh cao hơn của nó, nó chiếm giữ vị trí của đường kết nối giữa con người và thần thánh như được mô tả trong Atu II (the Hierophant). Trong lá bài chủ này, hình ảnh đại diện thấp nhất của nó, nó nhập quả cầu trần tục của Netzach với Malkuth, điểm cực đại trong tất cả các dạng bậc cao.

Kinh dịch

29 K’an- “hầm hố nguy hiểm”

Runes

15 - PERDHRO icon

Perth (“cái che giấu”) là một tấm gương của tâm hồn và liên quan đến lớp sâu nhất của sự sống. Runes bí ẩn này thể hiện sự biến chuyển nội tâm sâu sắc nhất (“tử cung của mặt trăng”) và diễn tả hành trình đi xuống thế giới bên dưới của khía cạnh ra đời thuộc thế giới âm phủ.

Hành tinh

Cung Song Ngư. “Song Ngư là cung cuối cùng,” Crowley đã viết :

Nó đại diện cho giai đoạn cuối mùa đông. Nó có thể được gọi là cửa ngõ của sự tái sinh (chữ  Qoph có nghĩa là phần phía sau đầu và kết nối với những quyền lực của tiểu não). Trong hệ thống của Aeon cổ xưa, sự hồi sinh của mặt trời không chỉ từ mùa đông mà còn từ ban đêm; và lá bài này đại diện cho lúc nửa đêm.

Các vị thần

Anubis, vị thần Ai Cập của cái chết, được mô tả với cái đầu chó rừng; Khephra, con bọ hung lăn mặt trời đến với bầu trời buổi ban mai trong thần thoại Ai Cập; hay Hecate, nữ thần Hy Lạp của phép thuật và những bóng ma, đi lang thang trong đêm, đồng hành cùng với ba vị Erynns và Hound của Địa ngục Ceberos (“linh hồn của những vực sâu”), có quan hệ với Medusa, Hydra, hặc Kali (Kali-Uma = không có hình thù hoặc không phải sinh vật).

Thần thoại

Hydra, con rắn nước chín đầu ăn thịt người, những cái đầu luôn mọc lại; mê cung của King Minos ở Crete hay những chuyến du hành vào thế giới bên dưới của Oorpheus, Odysseus, Hercules, Psyche và Aenaes. Ở đây có sự tác động qua lại rõ ràng giữa “mặt trăng” và “cái chết”, vì mặt trăng khao khát thế giới bên dưới, và cái chết được tái sinh trong mặt trăng!

Những địa điểm linh thiêng

Dakhma hay “ngọn tháp của sự câm lặng” (Bombay). Dakhma có hình trụ, llà những kiến trúc giống như tòa tháp cao bốn mét. Những cái xác chết của Parsi (Bái hỏa giáo) được bày ra trần trụi trên đó và để cho lũ kền kền ăn thịt. Khi lũ kền kền đã ăn xong, những chiếc xương còn lại nằm trên mặt phẳng dốc sẽ rơi xuống cái lỗ của tòa tháp ở giữa.

Ngày lễ thánh

Trăng đen (ba đêm).

Nghi lễ

Mộng du hoặc nghi lễ thôi miên

2. Những liên tưởng và nhận thức

Tranh ảnh

“Những phù thủy” hay “Giấc ngủ của lẽ phải kêu gọi con quái vật” (từ chuỗi khắc axit “Caprichos”} của Francisco de Goya. Trong bản khắc axit này chúng ta thấy hình ảnh loài người của Goya: khi lý trí bị mất đi, bọn quái vật sẽ chiếm quyền!

Văn chương

“ Malleus maleficarum” (Cây búa phù thủy xuất bản năm 1487) hay “truyện kinh dị” của Edgar Allen Poe.

Âm nhạc

“Lelio” của Hector Berlioz, được coi là phần nối dài của “Ngày Lễ Phù Thủy” từ “Symphony fantastique” (vở nhạc kịch lớn của những giấc mơ ám ảnh tự kỷ trung tâm” hay “Một Đêm Trên Ngọn Núi Trọc” của Modest Mussorgski (đoạn cao trào của Ngày Lễ Phù Thủy, một hồi chuông vọng từ xa, xua đuổi ma quỉ của bóng tối.)

Mùi hương

Mùi thơm có tác dộng đên thần kinh như ayahuaska, coca, huachuma, lá bạc hà, xương rồng, ololiuqui, và thuốc phiện. Ở thế giới phương Tây chúng được xử lý như những loại thuốc tạo điều kiện nhiễm độc. Người da đỏ ở châu Mỹ thì coi chúng như là những cây cỏ linh thiêng chứa đựng những quyền lực tinh thần, truyền đạt những năng lực tinh thần và mở rộng không gian bên trong của ý thức.

Đá quí

Water opal (của Mexico).

Chiêm tinh học

Mặt trăng ở Cung Bọ Cạp như hiểu biết đen tối của đáy sâu tâm hồn, mặt trời ở nhà thứ tám như là sự đi xuống thế giới bên dưới..

Thuật giả kim

Tạo màu vàng (citrinitas). Làm trắng (albedo) tương ứng với bình minh trước bầu trời đỏ của buổi sáng (mặt trời). Gai đoạn chuyển tiếp sang việc tạo màu đỏ  (rubedo) sinh ra việc tạo màu vàng.

Đoạn trích dẫn

Ác quỉ Mephistopheles:

Nếu ngươi bơi với sải tay rộng nhất của đại dương

Và nhìn vào sự vô tận

Ngươi vẫn sẽ thấy những con sóng đuổi nhau vào bờ

Dù số phận của chính ngươi giáng xuống ngươi khủng khiếp

Nhưng vẫn có gì đó xuất hiện trước mắt ngươi. Nó có thể là

Những con cá heo rẽ mặt biển xanh câm lặng.

Hay một đám mây, mặt trời, vầng trăng và một vì sao.

Nhưng nghe trong giọng nói không dứt từ đằng xa:

Không có gì! Bàn chân ngươi rơi xuống không một tiếng động.

Và nơi ngươi ngừng lại là nơi không có mặt đất rắn.

Faust:

Ngươi nói như một vị thầy tu truyền phép thần trưởng lão

Lừa phỉnh kẻ  mới nhập đạo trong căn phòng thần bí

Chỉ là đảo ngược. Ngươi đưa ta đến nơi trống không

Vì sự gia tăng những kỹ năng và sức mạnh của ta, ngươi đối xử với ta

Như con mèo nổi tiếng mà ngươi là chủ,

Để vồ lấy những hạt dẻ từ sức nóng

Thôi được! chúng ta sẽ thử. Trong cái mà ngươi gọi là

Hư không tuyệt đối, ta hy vọng tìm được Tất Cả

Ác quỉ Mephistopheles:

Giờ đây ta sẽ khen ngợi ngươi trước khi ngươi bước vào cuộc hành trình :

Ngươi hiểu Ác quỉ tận chân tơ kẽ tóc

Đây, hãy cầm lấy chìa khóa này

Faust :

Vật đó thật nhỏ bé !

Ác quỉ Mephistopheles:

Hãy cầm lấy ! nó không phải là thứ lặt vặt như bề ngoài.

Faust :

Nó đang lớn lên dưới tay ta ! Nó nóng rực ! Nó sáng lên !

Ác quỉ Mephistopheles:

Ngươi đã thấy lợi ích to lớn mà nó đem lại chưa ?

Chiếc chìa khóa sẽ dò tìm được những nơi thích hợp và bỏ qua những chỗ khác

Hãy đi theo nó, nó sẽ dẫn ngươi đến với Những Bà Mẹ

Faust :

Những Bà Mẹ ! nghe như sét đánh ngang tai !

Từ này là gì mà ta không chịu nổi khi nghe

Trong sự thờ ơ lạnh lùng  ta không thấy Luật Lệ Nhân Từ

Cái tốt nhất của con người nằm trogn cảm giác kinh sợ của anh ta

Cho dù cuộc sống của anh ta đầy ngớ ngẩn

Một khi đã bị đánh vào, anh ta sẽ thấy những điều lớn lao thật tuyệt vời.

J.W. Goethe « Faust II » (Phòng tranh tối)

Bộ Bài Aleister Crowley Thoth Tarot – Aleister Crowley, Frieda Harris

Bảng tra cứu ý nghĩa 78 lá bài Thoth Tarot

Rate this post

(5★ | 750 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Để lại một trả lời