Tarot & Astro: Khái Niệm Chủ Tinh

0 10.936

1. Chủ Tinh

Khái niệm Chủ Tinh1 thể hiện nét tương đồng, khả năng tương tác giữa một hành tinh và một chòm sao Hoàng Đạo. Thông qua sự cộng hưởng đó, chúng ta tiếp nhận năng lượng của một chòm sao Hoàng Đạo thông qua trung gian là các hành tinh mang những phẩm chất tương đồng; chúng ta có thể gọi các hành tinh giống như là các sứ giả giúp các chòm sao Hoàng Đạo truyền thông điệp đến mỗi chúng ta.

Chủ Tinh còn được ví von như là một bộ biến áp đóng vai trò điều chỉnh năng lượng của chòm sao Hoàng Đạo khi truyền tải vào cuộc sống của chúng ta, nó thể hiện mức năng lượng và phẩm chất của chòm sao Hoàng Đạo tương ứng với mức độ biểu hiện của mỗi người. Vì thế, ở mỗi người, mức năng lượng của mỗi chòm sao tác động lên là khác nhau, từ đó “vị sứ giả” mà mỗi chòm sao đưa đến là khác biệt. Chúng ta có khái niệm cấp độ chủ tinh để thể hiện cho các cấp độ năng lượng khác nhau ở mỗi người.2

Theo Chân sư Djwhal Khul, ba cấp độ chủ tinh bao gồm truyền thống, bí truyềnhuyền giai3 thể hiện cho các cấp bậc tiến hóa của linh hồn một cá thể từ trần tục, đến bậc tu hành và cuối cùng là bậc tu tiên. 

  • Cấp độ truyền thống bộc lộ năng lượng của các chòm sao ở mức thông dụng mà bất kỳ người bình thuường nào cũng bộc lộ tự nhiên. Nó được gọi là những phẩm chất cá nhân hoặc phàm ngã của người trần tục.
  • Cấp độ bí truyền biểu hiện năng lượng của các chòm sao và chủ tinh truyền thống một cách tinh tế hơn, nó thể hiện cho cái tôi ẩn khuất, khả năng nhận thức, làm chủ và đối mặt với chính mình. Thông thường, mức năng lượng này chỉ thấy được ở những vị tu hành.
  • Cấp độ huyền giai là biểu hiện cao nhất của chòm sao hoàng đạo và chủ tinh truyền thống, nó mang năng lượng tinh khiết và toàn vẹn nhất. Biểu hiện cao nhất này là thách thức phổ quát và thành tựu cuối cùng cho tất cả mọi người. Hãy nhớ rằng, rất rất ít người có thể tiếp nhận và thấu hiểu mức độ này.

Hệ thống ba cấp độ Chủ Tinh

Chòm sao Truyền thống Bí truyền Huyền giai
Bạch Dương Mars Mercury Uranus
Kim Ngưu Venus Vulcan Vulcan
Song Tử Mercury Venus Earth
Cự Giải Moon Neptune Neptune
Sư Tử Sun Sun Sun
Xử Nữ Mercury Moon Jupiter
Thiên Bình Venus Uranus Saturn
Bò Cạp Mars (Pluto) Mars Mercury
Nhân Mã Jupiter Earth Mars
Ma Kết Saturn  Saturn Venus
Bảo Bình Uranus Jupiter Moon
Song Ngư Jupiter (Neptune) Pluto Pluto

 

* Vulcan và Trái đất thường không xuất hiện trong chiêm tinh học truyền thống theo thuyết Địa tâm, nhưng vẫn là hai hành tinh quan trọng trong Esoteric Astrology. Theo đó, Vulcan được đặt cách Sao Thủy 3 độ về phía mặt trời; Trái Đất nằm đối diện với Mặt trời. Mặc dù bản đồ sao là địa tâm, Trái đất được thể hiện theo nhật tâm, nghĩa là, như nó được nhìn thấy từ vị trí của Mặt Trời.4

Hệ thống cấp độ chủ tinh trong Tarot

Các nghiên cứu chiêm tinh truyền thống vẫn thường dựa theo hệ thống chủ tinh cấp một, vì họ tập trung vào phân tích con người trần tục, và phân tích các tình huống xoay quanh cuộc sống đời thường. Tuy nhiên, trong Tarot, chúng ta dễ dàng nhìn thấy bộ Ẩn Chính mang những triết lý thoát tục mà người thường khó có thể nghiệm thấy. Từ đó, tôi nhận ra, các nhà thiết kế Golden Dawn hẳn đã chọn bậc năng lượng cấp ba – năng lượng tinh khiết nhất của mỗi chòm sao Hoàng Đạo và chủ tinh truyền thống để ứng với mỗi lá ứng chính. Đó là lý do vì sao có nhiều tác giả đã cố phân tích, lý giải và lập luận hệ thống đối ứng giữa Tarot và Astro mãi vẫn không thể thuyết phục. Vì những tác giả ấy đã sử dụng mức năng lượng thấp nhất của các chòm sao Hoàng Đạo và chủ tinh truyền thống để gán cho các tầng nghĩa cao siêu trong các lá Ẩn Chính. 

Hãy nhớ rằng, mức năng lượng ở cấp độ Huyền giai thực sự rất khó đạt được, đó là lý do vì sao các lá Ẩn Chính vẫn thường được lý giải rằng nó mang năng lượng, triết lý rất khó đạt được/khó hiểu được và thậm chí là khó làm theo được. Vì để đạt được mức năng lượng này, các nhà hiền triết thường chọn con đường tu hành để đắc đạo.

Dưới đây là đề xuất của tôi trong việc sử dụng hệ thống cấp độ chủ tinh trong Tarot tương ứng với mức năng lượng mà mỗi lá bài chứa đựng.

Thành phần Cấp độ chủ tinh
Bộ Ẩn Chính Huyền giai
40 lá đánh số Truyền thống
16 lá Hoàng Gia Bí Truyền

 

2. Chủ tinh Truyền thống5

Trong Chiêm tinh học truyền thống, mỗi hành tinh đều cai quản một đến hai chòm sao; đây sẽ là chòm sao mà hành tinh cảm thấy thoải mái nhất khi ghé đến, nơi mà ảnh hưởng của nó được bộc lộ tự nhiên nhất, chúng được gọi là vượng. Chòm sao ở đối diện sẽ được gọi là .

Ví dụ: Sao Hỏa trong Bạch Dương sẽ được gọi là vượng, vì Sao Hỏa là chủ tinh của Bạch Dương. Sao Hỏa trong Thiên Bình sẽ được gọi là , vì Thiên Bình là chòm sao nằm ở vị trí đối diện Bạch Dương trên vòng tròn Hoàng Đạo.

Ngoài dấu hiệu vượng, còn có tướngtử. Chòm sao nằm ở vị trí tướng sẽ nâng cao tính chất của hành tinh, và chòm sao ở vị trí đối diện sẽ là  – nó làm suy yếu tính chất của hành tinh ấy.

Ví dụ: Sao Hỏa tướng trong Ma Kết. Nguyên tố đất của Ma Kết sẽ khiến hoạt động của Sao Hỏa bị chậm lại, nhưng Ma Kết cũng được coi là dấu hiệu của sự thành tựu nên sao Hỏa không bị ngăn trở trong Ma Kết, mà thậm chí có thể hoạt động khá hiệu quả. Ngược lại, Sao Hỏa tử trong Cự Giải, đây là một chòm sao rất khó để Sao Hỏa hoạt động thoải mái.

Chúng ta có bảng thống kê cách sử dụng vượng, tướng, tù, tử:

Hành tinh Vượng Tướng Tử
Mặt Trời Sư Tử Bảo Bình Bạch Dương Thiên Bình
Mặt Trăng Cự Giải Ma Kết Kim Ngưu Bò Cạp
Sao Thủy Song Tử/Xử Nữ Nhân Mã/Song Ngư Xử Nữ Song Ngư
Sao Kim Kim Ngưu/Thiên Bình Bò Cạp/Bạch Dương Song Ngư Xử Nữ
Sao Hỏa Bạch Dương/Bò Cạp Thiên Bình/Kim Ngưu Ma Kết Cự Giải
Sao Mộc Nhân Mã/Song Ngư Xử Nữ/Song Tử Cự Giải Ma Kê
Sao Thổ Ma Kết/Bảo Bình Cự Giải/Sư Tử Thiên Bình Bạch Dương
Sao Thiên Vương Bảo Bình Sư Tử Bò Cạp Kim Ngưu
Sao Hải Vương Song Ngư Xử Nữ Cự Giải Ma Kết
Sao Diêm Vương Bò Cạp Kim Ngưu Bạch Dương Thiên Bình

 

* Lưu ý rằng không có sự thống nhất hoàn toàn về vượng, tướng, tù, tử của một hành tinh, nhưng bảng trên là bảng thống kê được sử dụng phổ biến.

Việc ghi nhớ tính chất của các hình tinh khi rơi vào các năng lượng Hoàng Đạo khác nhau sẽ giúp bạn nắm bắt nhanh năng lượng của các lá bài Tarot đánh số được gán cho vị trí tương ứng.

______________

  1. Ruler, hay còn gọi là hành tinh chủ quản.
  2. Quan điểm này lần đầu tiên được đề xuất bởi Chân sư Djwhal Khul thông qua cuốn sách Esoteric Astrology (do bà Alice A.Bailey chấp bút), sau này được phát triển bởi các nhà chiêm tinh học hiện đại. Tiêu biểu là Douglas M. Baker với bộ 10 cuốn sách đồ sộ Esoteric Astrology, cộng với bộ Tự Điển Chiêm tinh học 3 quyển; Alan Oken với các quyển Soul-centered AstrologyComplete Book of Astrology; các bộ sách của Dane Rudhya; các bài khảo luận của GS Michael D. Robbins.
  3. Orthodox, disciple và hierarchies.
  4. Dựa Theo Từ Điển Chiêm Tinh Học của Douglas M. Baker. Vol. I, trang xx, xxii.
  5. Thuật ngữ “chiêm tinh học truyền thống” dùng để phân biệt chiêm tinh học dựa trên các nguyên tắc được lưu truyền từ thời điểm trước thế kỷ 20. Vào thế kỷ 20, đặc biệt là sau khoảng năm 1950, đã có rất nhiều ý tưởng và lý thuyết mới được phát triển, cả về các phương pháp kỹ thuật và về các ý nghĩa của các yếu tố chiêm tinh. Ví dụ, trong chiêm tinh truyền thống, một góc hợp vuông thường được xem là xấu, và một tam hợp là tốt. Nhiều nhà chiêm tinh hiện đại không còn nhìn góc hợp theo cách này; góc vuông là thách thức nhưng cũng thúc đẩy; tam hợp là hài hòa nhưng có khuynh hướng lười biếng. Các nhà chiêm tinh hiện đại có khuynh hướng nhìn thấy hai mặt tốt xấu của mọi ảnh hưởng chiêm tinh. 

Tarot & Astro: Khái Niệm Chủ Tinh 1                Tarot & Astro: Khái Niệm Chủ Tinh 2

Rate this post

(4.93★ | 742 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Để lại một trả lời