The Tower – Aleister Crowley Thoth Tarot

0 2.526

XVI. THE TOWER

(Con mắt của Chúa Trời)

Ý nghĩa lá The Tower trong bộ bài Aleister Crowley Thoth Tarot

Bản năng Sự phá hủy hình dạng, sự vô hiệu và biến động của các giá trị
Mục đích Sự thực, sự khai sáng trong nhận thức được đánh vào như một luồng sét và phá hủy những giả dối và những suy nghĩ cứng nhắc
Nguyên lý hướng dẫn “Con mắt của Chúa Trời” (Sự khai sáng như một luồng sét)
Ánh sáng Vượt lên chính mình (để cho tâm hồn được tự do)
Bóng tối Sư hủy diệt mù quáng 
Phẩm chất Phá vỡ lớp phủ bên ngoài, trải qua nỗi đau đớn để sinh ra cái mới. (mọi cái kết thúc là một cái mới bắt đầu i!)

***

Nền Tảng Kiến Thức

Lá bài

The Tower tượng trưng cho sự rắn chắc và lớp vỏ cứng của tâm hồn con người, hoặc một ý thức bị kẹt trong những suy nghĩ cứng nhắc; trái lại tia sét và lửa là hiện thân của sức mạnh bùng nổ  phá vỡ các ranh giới hay các tiêu chuẩn cũ kỹ. Các hình người rơi từ trên tháp xuống ở dạng hình học (đồng dạng), thể hiện trạng thái bị tê liệt bởi áp lực bên ngoài để đi đến kết quả. Con mắt của Horus sáng lên trên mọi vật, tương ứng với con mắt của Shiva khi mở lên thì vũ trụ sẽ bị hủy diệt. (trang 118 “Horus”). Sát bên con mắt đó ta thấy một con bồ câu trắng mỏ ngậm nhành ô liu đối diện với sư tử và rắn, một biểu tượng Gnostic và Ai Cập cổ về sự bảo vệ chống lại cái ác. Mọi sự sụp đổ đều có thể chứng tỏ nó có ích một khi sự phá hủy được chấp nhận như một cơ hội để đổi mới.

Thiết kế đồ họa

The Tower về nghệ thuật chắc chắn là lá bài thú vị nhất của bộ bài, ngay cả khi thoạt đầu nó làm cho người quan sát khó chịu vì sự vẻ hỗn loạn của nó. Ở đây quá trình phá hủy không chỉ được mô tả mà dường như nó còn được thể hiện ở sức tàn phá của chính bức vẽ. Lá bài có một hiệu ứng thiếu cân xứng qua sự pha trộn các phong cách khác nhau: Phần dưới là bài theo phong cách mô tả, phần giữa là lập thể, phần trên cùng là tượng trưng. Trong các bộ bài Tarot khác, đại diện của the Tower  bao giờ cũng hấp dẫn nhất; nhưng không có bộ bài nào khác mà trong đó sự hủy diệt đáng hài lòng có thể minh họa điều then chốt của vấn đề một cách thích đáng như vậy.

Phân Tích và Mô Tả

1. Mô típ (sự hủy diệt)

1.1. Tòa tháp

The Tower là một thí dụ hoàn hảo của tính cách an toàn cứng nhắc, không chịu tìm kiếm những tư tưởng siêu việt, gây chấn động mà chỉ tìm kiếm vật chất trong sự hứa hẹn an toàn, theo đó những ý tưởng phấn đấu, những hy vọng và ước muốn bị giảm xuống mức chỉ vừa đủ thực hiện và hao mòn đi. Nó là biểu tượng của nỗ lực không thích hợp để kiểm soát tính chất không thể lường trước được của số phận, bảo đảm và bảo vệ bản thân qua những kết cấu. Tuy nhiên cái giá phải trả cho thành trì đó là chúng ta tiếp tục làm tù nhân của những khái niệm của chúng ta và không ngừng lo lắng cho sự an toàn của mình.

1.2. Những ngọn lửa

Nếu the Tower biểu thị cho trật tự và kết cấu của cuộc sống, thì cái miệng khổng lồ đang phun lửa là hiện thân của sự năng nổ sáng tạo của việc thẳng tay ném đi thứ đang hiện hữu: Ở dưới cùng của lá bài, vì thế cho thấy sự phá hủy Aeon xưa cũ bằng sét, lửa, động cơ của chiến tranh. Ở góc phải của lá bài là cặp hàm của Dis, đang phun lửa vào gốc rễ của cấu trúc (Crowley). Dis Pater (Người cha giàu có) là một vị thần La Mã của thế giới bên dưới và của sự giàu có, tương ứng với thần Pluto Hy Lạp. Trong phạm vi tâm hồn, cái miệng khổng lồ này không hề nằm ngoài tòa tháp mà là ở trong đó. Khi chúng ta chấp nhận những kết cấu của tòa tháp mà người ta dùng nó để “bảo vệ” mình khỏi sự phát triển của chính bản thân, thì rõ ràng là  the Tower là một nhà tù mà người ta tự áp đặt cho mình, được tạo nên không chỉ bởi sự phấn đấu cho sự an toàn vật chất, mà còn tiêu biểu cho sự cô lập của chúng ta qua nỗi sợ bị tổn thương. Chỉ bằng cách phá vỡ kết cấu này, một trải nghiệm giống như một nguy hiểm, chúng ta mới mở ra được sự giàu có ẩn giấu (Pluto, Di Pater) mà trước đây chưa từng được nhận ra vì nỗi sợ hãi cuộc sống quá lớn.

1.3. Những bức tường sụp đổ

The Tower tượng trưng cho nỗ lực vô ích để ngân chặn những thay đổi liên tục và sự chuyển hóa cần thiết của mọi sự vật. Vì sự trì hoãn này, những năng lực thúc ép sự thay đổi càng bùng nổ mạnh mẽ. Những bức tường sụp đổ biểu thị sự hoàn thành của những qui luật tự nhiên và là sự kết thúc niềm tin mà một người tìm được với chủ ý, cũng như kết thúc sự an toàn thông qua sự ràng buộc với vật chất.

1.4. Những hình người đang rơi xuống

Sự tách biệt khỏi thế giới bên ngoài, và do vậy cũng tách biệt khỏi sự rực rỡ và muôn hình muôn vẻ của cuộc sống, quá đột ngột và không thấm qua được. Kết quả của nó là những linh hồn bị nhốt trong những thể xác khô cứng đã bị bóp méo thành những hình thù không còn là người. Thảm họa luôn luôn đem tới cơ hội cho cái mới bắt đầu khi những áp lực tích tụ bên trong sự phun trào có thể dẫn đấn sự giải phóng và phát triển. Tuy nhiên nếu một người không chấp nhận sự phá hủy như một cơ hội để đổi mới, trải nghiệm của họ có thể giống như là sự tiêu tán, sự tê liệt và tan rã.

2. Con mắt của Chúa Trời (các biểu tượng)

2.1. Con mắt của Chúa Trời

Khi nhìn vào lá bài, chúng ta thấy một khung ảnh rất phức tạp của những ẩn ý, những viễn cảnh, những cách nhìn rời rạc. Ở cạnh trên của lá bài, chúng ta nhận ra con mắt của Horus, điều này lý giải tại sao lá bài này cũng được gọi là “Con Mắt của Chúa Trời”. Con mắt này tỏa sáng bao trùm bức vẽ, và cách tốt nhất để tiếp cận lá bài là hình dung những chuổi sự kiện bị cắt rời (lập trường ẩn đằng sau lá bài) thành cái tổng thể. Con mắt biểu thị cho sự độc lập trong quan sát sáng tạo, nhìn thấy nó trong cách nhìn nhận, tạo ra nó trong cách sáng tạo, bởi chỉ có thông qua sự nhìn nhận này thì ý thức mới được thành lập, và do đó là điều kiện tiên quyết  cho con mắt bên trong làm nên cái bên ngoài.

2.2. Chim bồ câu

Chim bồ câu luôn có liên hệ với nữ thần tình yêu: Ianna, Astatte, Semiramis, Aphrodite và Isis cũng được coi như thế. Giá trị của biểu tượng có lẽ chủ yếu nằm trong sự thèm khát nhục dục được gán cho cả  những phụ nữbồ câu  và nữ thần tình yêu đầy nhục dục. có chứng minh cho thấy rằng những phụ nữ dễ dãi ở Babylon trước kia được gọi là “những con bồ câu nhỏ”. Bởi vì Venus cũng là nữ thần của hòa bình, chim bồ câu càng ngày càng trở thành biểu tượng của hòa bình, một hình ảnh không phù hợp lắm với bản chất của nó. Nhành cây nó ngậm trong mỏ ở nhiều bức vẽ tượng trưng cho đứa con của Nữ Thần Mẹ, cho đứa con trai yêu quí của nàng, hoặc chỉ tượng trưng cho một sự sống mới nói chung.

2.3. Cặp Sư tử- Rắn

Mặt bên kia chúng ta thấy cặp Sư tử- rắn Abraxxa hay Xnoubis (Khnoumis). Nó tương ứng với một khái niệm của Gnostic- Manichean, theo đó kết hợp cả hai khía cạnh bóng tối và ánh sáng trong hình ảnh của Chúa Trời. Người Manichean đầu tiên tin rằng thế giới được tạo ra từ sự pha trộn Chúa và Quỉ (Chúa ban cho con người linh hồn, và Quỉ ban cho họ thể xác, v.v..) Khnoumis, bắt nguồn từ vị thần nguyên thủy của Ai Cập, hay thần cha, con rắn Kematef, làm nên sự kết hợp ở bên trong nó: mặt sáng dưới dạng sư tử và mặt trời với mặt tối dưới dạng con rắn và mặt trăng. Abraxas là một tên khác cho cặp Sư tử- Rắn này, được biết đến như là một sự bí ẩn có nguồn từ Ba Tư cổ xưa nhất, kết hợp bên trong nó năng lượng của bảy hành tinh (tương ứng với bảy chữ cái có trong tên của nó và xuất hiện dưới 365 cách thể hiện. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, điều này tương đương với giá trị số của các chữ cái của con số 365, và do đó cũng là các ngày của năm dương lịch. Giá trị này bản thân nó cũng bắt nguồn từ chữ “arba K’se” của Hebrew, có nghĩa là “bốn ngai vàng” và đo đó biểu thị  bốn con vật trong cái nhìn của Ezekiel. Chúng được kết hợp lại để tạo thành hình ảnh của Chúa Trời tương ứng với Aion (xem lá bài chủ XX), thần nghệ thuật và thần thông thái, theo quan điểm của Gnostic. Người ta cho rằng từ ngữ “Abracadabra” bắt nguồn từ cái tên Abraxas. Crowley đã nói về đìều này:

Cặp Sư tử- Rắn đại diện cho hai dạng mong muốn mà Schopenhauer gọi là nguyện vọng được sống và nguyện vọng được chết.” “nguyện vọng được sống” và “ nguyện vọng được chết“ không xung khắc nhau. Điều này trở nên rõ ràng hơn khi sự sống và cái chết được hiểu (Xem Atu XIII) như những giai đoạn của việc biểu lộ năng lượng.

Abraxas và Khnoumis đều là những hình tượng phổ biến trên những viên ngọc Gnostic và  có tính chất như bùa hộ mệnh.

2.4. Thời đại mới

Trên lá bài the Tower, cặp Sư tử- Rắn cho thấy hiệu quả hợp nhất của hai cực sáng và tối tạo ra một biến động. Tính chất bảo hộ của ký hiệu là biểu hiện của một xu hướng có khả năng trở nên phổ biến, và nó cũng được biểu thị bằng con chim bồ câu, với nhánh ô liu ngậm trong mỏ, tuyên bố nạn lụt đã chấm dứt và một sự khởi đầu mới đang đến. Cùng lúc đó, trong sự tương quan với Abraxas và Aion, có sự ám chỉ rằng một thời đại mới đang được mở ra thông qua sự sụp đổ hoàn toàn của những giá trị, những kết cấu và mọi thứ cũ kỹ như nó phải thế. (“Aeon” XX)

Ghi Chú

Ngôi nhà của Chúa Trời

Trong những phong tục bí truyền cổ xưa, chúng ta đọc được rằng, sự soi sáng linh thiêng – khi nó đến – giống như một luồng sét, đánh tan mọi ảo ảnh chỉ trong một tia sáng, cũng  như sự khai sáng của Phật và nhà tiên tri Mohammed, sự cải đạo sang Cơ đốc giáo của thánh Paul qua cái nhìn của Chúa, hay trong lễ Hạ trần rót xuống từ Chúa Thánh Thần. Ở một dạng khác, nội dung mang tính biểu tượng này được phản ánh trong hình ảnh Prometheus, người đã phá hủy trật tự cũ bằng cách thắp lên ngọn đuốc trên đường đi của mặt trời trên đỉnh núi Olympus, quá đó đánh cắp lửa từ các vị thần và đem xuống cho loài người.

Diễn Giải

Về bối cảnh (mục đích của sự phá hủy)

Sét và lửa là những dấu hiệu bên ngoài của những dự định bên trong nhằm phá vỡ lớp áo giáp khi đã đến thời điểm của nó. Tòa Tháp, có vẻ như lá nơi bảo vệ khi chúng ta tin rằng mọi mối đe dọa là ở thế giới bên ngoài, giờ đã không còn cần thiết nữa ngay khi chúng ta nhận ra các vấn đề là ở bên trong tòa tháp. Điều này đã biến những bức tường gắn kết hình ảnh bên ngoài của thế giới trong hình dung của chúng ta thành kẻ thù, ngăn cản sự phát triển bên trong của chúng ta. Nhiệm vụ bây giờ là phải vượt qua kẻ canh gác Tòa tháp. Tuy nhiên, bởi vì mọi quan điểm thực tiễn và lý luận được liên kết với nhau, điều này có nghĩa là  phải làm cho chuỗi các sự kiện thông thường đảo ngược. Chúng ta phải đương đầu với sự biến động tâm linh như thể đi trên dây mà không có lưới bảo đảm, chỉ với lòng tin chắc chắn vào sự trưởng thành bên trong chúng ta. Nó không phải là cái ác, mà là sự phát triển cần thiết, khi sự thay đổi dưới mặt nạ của sự tàn phá được đặt trên con đường của chúng ta.

Về tổng quan

Lá bài cho thấy rằng lĩnh vực mà chúng ta vẫn đinh ninh là an toàn và đã xây nên bức tường bao quanh bỗng dưng dao động. Tòa tháp, tượng trưng cho giá trị của những khái niệm cũ kỹ và lỗi thời, sẽ sụp đổ, và cùng với nó là hình dung của chúng ta về thế giới giờ trở nên quá nhỏ hẹp. Từ đó các niềm tin và nguyên tắc về cuộc sống của chúng ta cũng có thể rơi xuống, cũng như những suy nghĩ của chúng ta về sự an toàn trong nghề nghiệp, tài chính, và tình cảm. Nó là cái đã từng cho ta cảm giác an toàn dễ chịu, nay chỉ còn là một thành lũy cũ nát, ngăn cản chúng ta bước tới tiếp nhận cái nhìn mới về thế giới. Trong cuộc sống hàng ngày điều này liên quan đến những trải nghiệm thành công nhanh chóng, làm cho các quan niệm cũ bị phá vỡ. Từ góc nhìn của những suy nghĩ thực tế, những thay đổi đột ngột như vậy được coi như những thảm họa. Tuy nhiên, có thể hữu ích hơn nếu chúng ta hiểu rằng đó là cái giá phải trả cho sự thiếu khả năng từ bỏ những thứ đang tồn tại. Nó được trình bày như trong kinh dịch: “Trận bão kèm sấm sét khắc phục sự căng thẳng xáo trộn trong thiên nhiên.”

Về ý thức

Lá bài này biểu hiện cho những nhận thức đột ngột có phần đau buồn, đã khiến những khái niệm, niềm tin, có lẽ thậm chí toàn bộ những hình dung của chúng ta về thế giới đã hình thành một cách vững chắc trước đây trở nên lung lay hoặc đảo lộn. Tuy nhiên nếu chúng ta tin rằng những yếu tố thuận theo cấp độ cao hơn sẽ không thể bị phá hủy, thì chúng ta cũng có thể tiếp nhận sự đột phá làm sụp đổ các sự vật và mở ra các dạng thức mới của cuộc sống. Như vậy qua mất mát và đau đớn, chúng ta dọn chỗ cho một cái gì đó mới mẻ trong những lĩnh vực nằm ngoài sự sợ hãi mà cho đến bây giờ chúng ta vẫn nấp đằng sau đống đồ bỏ đi cũ kỹ.

Về nghề nghiệp

Về trải nghiệm nghề nghiệp, lá bài the Tower cho thấy chúng ta được giải phóng ra khỏi những hoàn cảnh quá chật chội với chúng ta, qua một thông báo chấm dứt đột ngột, qua sự tan rã của một công ty, hoặc qua sự tan vỡ những áo ảnh về những mong đợi cố định. Thứ gì chúng ta vô tình đánh mất thì đó là kết quả của việc này: những sự bùng nổ đó đồng thời giải phóng chúng ta khỏi hoàn cảnh quen thuộc cứng nhắc quá sức chịu đựng. Ngay khi chúng ta giải phóng bản thân khỏi đống đổ nát và cuối cùng khi “bụi đã lắng xuống”, chúng ta có thể thở phào nhẹ nhõm rằng chúng ta đã thoát khỏi một nhà tù, cho dù nó là một nơi quen thuộc.

Về những mối quan hệ

Trên phương diện những mối quan hệ cá nhân, ở đây có những sự thay đổi lớn đang chờ đợi chúng ta: những biến động khiến cho những kết luận, những khái niệm đã thành hình một cách vững chắc trước đây bắt đầu lung lay. Đó có thể là sự đổ vỡ cảm xúc đã có sẵn nhưng bị kìm nén nhiều lần. Lá bài cho thấy sự thay đổi triệt để xảy ra khi chúng ta cố níu kéo hoặc giữ chặt một mối quan hệ với nỗ lực sai lầm để có sự an toàn, cuối cùng đã trở thành một nhà tù. Dù là trong trường hợp nào, lá bài này tiêu biểu cho sự phá vỡ những hoàn cảnh bế tắc và những kết cấu cứng nhắc, cho thấy sự đột phá cho một dạng thức mới tự do hơn của cuộc sống, một thứ đến từ đống gạch vụn của mối quan hệ cũ hoặc có thể dẫn đến một trải nghiệm mới.

Những Tương Quan Tương Tự

1. Những hình mẫu và biểu tượng

Hình mẫu

Luồng sét, sự biến động

Chữ cái:

Pe = P (“cái miệng”) số giá trị 80. Cái miiệng khổng lồ phun lửa hay “bộ hàm của Dis” đại diện cho sự năng nổ sáng tạo.

Con số:

16= 4×4 = làm rắn chắc.

Tree of life

Từ dòng chảy thiếu kết cấu (Netzach) đến kết cấu phóng đại và ám ảnh về chi tiết của Hod. Giữa sự thiếu cân bằng của Netzach và sự thiếu cân bằng của Hod, sự phá vỡ vấn đề phân cực này phải xảy ra.

Kinh dịch

51 Chen – “Sấm” (sức mạnh kích thích)

Runes

13 - JERA icon

Sowelu/Sig (“Năng lượng”) báo hiệu một luồng sét phát ra từ trời xanh; trong việc sử dụng sai năng lượng, runes này tiêu biểu cho sự cân bằng “được khôi phục qua sự phá hủy”.

Hành tinh

Hỏa tinh.

Trong dạng đơn giản nhất của nó, the Tower ngụ ý về biểu hiện của năng lượng vũ trụ trong dạng tổng quát nhất của nó. Bức vẽ phô bày sự tàn phá của sự vật đang tồn tại bằng lửa. Ở phần dưới cùng lá bài, do đó cho thấy sự tàn phá của  Aeon xưa cũ bằng sét, lửa, động cơ của chiến tranh. (Crowley)

Các vị thần

Shiva, thần Hủy Diệt, các vị thần sét Zeus và Thor (Donar) và thần hủy diệt khải huyền của thế giới.

Shiva được mô tả đang nhảy múa trên những thân xác của những kẻ mộ đạo của ngài. Những bộ óc phương Tây khó mà hiểu điều này. Nói một cách vắn tắt, học thuyết đó cho rằng hiện thực cuối cùng (Sự hoàn hảo) là Hư vô. Vì thế, mọi biểu hiện, cho dù rực rỡ bao nhiêu hay vui sướng thế nào, đều có vết ố. Để đạt được sự hoàn hảo, mọi sự vật đang tồn tại đều phải bị hủy diệt. (Crowley)

Thần thoại

Sự suy sụp của Sodom và Gomorrah, tiếng kèn của Jericho, Tháp Babel, Shiva điên cuồng, hay Saul/Paul bất thình lình bị đánh bởi sự mù quáng (cải sang đạo Cơ đốc qua con mắt của Chúa).

Những địa điểm linh thiêng

Cánh đồng tàn tích Babylon. Như một nhân chứng của lịch sử cận đại, Hiroshima, Auschwitz, hay nhân chứng của những sự kiện gần nhất, thành phố Bagdad bị ném bom.

Ngày lễ thánh

Ngày 6 tháng Tám (1945), ngày tưởng niệm sự kiện bị ném bom nguyên tử xuống Hiroshima.

Nghi lễ

Sự tàn phá, hấp hối. Ở phương diện chữa bệnh: trị liệu chứng đau, năng lượng sinh học (phá vỡ những lớp vỏ cứng cũ) và tái sinh (rũ bỏ thông qua việc nhớ lại, chữa lành thông qua sự sinh ra)

2. Những liên tưởng và nhận thức

Tranh ảnh

“Guernica” của Pablo Picasso.

Văn chương

“Mene mene tekel u-pharsin.” Menetekel của King Belsazer, gọi theo chữ viết ma được diễn giải bời Daniel (Daniel 5.25) tại lễ hội phù phiếm được Belsazer đưa ra: “Chúa liệt kê những ngày trong vương quốc của ngươi và kết thúc nó, ngươi được cân đong trong sự cân bằng và bị phát hiện điều mong muốn của ngươi. Vương quốc của ngươi bị phân chia và trao cho người Medes và người Ba Tư.”

Âm nhạc

“Tuba mirum”” từ “Lễ Cầu Hồn”” của Hector Berlioz. Chân dung về sự kết thúc của thế giới thông qua sự tan rã của tính hợp pháp hài hòa.

Mùi hương

Khói. Mùi nhức nhối của lửa.

Đá quí

Malachite, ngọc mắt mèo đen. Malachite là một kim loại tinh thể, có dạng hình kim, màu xanh đen phát triển rất nhiều. (tình cờ nó cũng xảy ra trong màu xanh của những tháp nhà thờ bắng đồng) .

Chiêm tinh học

Thổ Tinh/ Thiên Vương Tinh (nhận thức cháy rực) như sự phun trào đột ngột và sự phá hủy có liên quan của các giá trị cũ.

Thuật giả kim

Việc biến thành màu đen (nigredo) tương ứng với sự tối đi của Mercurius Senex từ đó thoát ra “linh hồn” và “bản ngã”.

Đoạn trích dẫn

“Thậm chí nếu tôi thực hiện mọi thứ điên khùng mà tôi có thể nghĩ ra được – điều đó vẫn còn hợp lý hơn việc rơi trở lại lối mòn cũ, mục đích cuối cùng của nó là một cái chết vô nghĩa.” – Gustav Meyrink

Bộ Bài Aleister Crowley Thoth Tarot – Aleister Crowley, Frieda Harris

Bảng tra cứu ý nghĩa 78 lá bài Thoth Tarot

Rate this post

(4.5★ | 1028 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Để lại một trả lời