Tarot of Dreams – Sách Hướng Dẫn

0 15.632

Tarot of Dreams – Tarot của những Giấc Mơ.

Bộ bài Tarot of Dreams của tác giả Ciro Marchetti theo hình mẫu chuẩn Rider Waite Smith, nhưng khác với những siêu phẩm khác của ông như The Gilded Tarot hay Legacy of the Divine Tarot, bộ bài Tarot of Dreams lấy chủ đề những giấc mơ, khi rõ ràng khi mơ hồ, nhưng điểm chung là vô cùng rực rỡ. Những giấc mơ được khắc họa thông suốt 78 lá bài, tái hiệu cuộc hành trình khám phá bản ngã. Hình ảnh của bộ bài là sự giao hòa giữa những giấc mơ và trạng thái vô thức của chiêm nghiệm, nhờ đó biến bộ bài trở thành công cụ mạnh mẽ để hỗ trợ cho việc khai phá tâm hồn mình. Ngoài 78 lá bài theo hệ thống, bộ bài còn đi kèm một lá Tree of Life và bốn lá bài Palace để hỗ trợ đào sâu tầng nghĩa truyền thống của các lá Court Cards (Hoàng gia).

Sách hướng dẫn chi tiết bộ bài Tarot of Dreams được viết bởi Lee Bursten.

Bộ Ẩn Chính

       
O. The Fool I. The Magician II. The Priestess III. The Empress
       
IV. The Emperor V. The Faith VI. The Lovers VII. The Chariot
       
VIII. Strength IX. The Hermit X. The Wheel XI. Justice
       
XII. The Hanged Man XIII. Death XIV. Temperance XV. The Devil
       
XVI. The Tower XVII. The Star XVIII. The Moon XIX. The Sun
       
XX. Judgment XXI. The World    

Bộ Ẩn Phụ

Bộ Wands

       
Ace of Wands 2 of Wands 3 of Wands 4 of Wands
       
5 of Wands 6 of Wands 7 of Wands 8 of Wands
       
9 of Wands 10 of Wands Page of Wands Knight of Wands
       
Queen of Wands King of Wands Palace of Wands  

Bộ Cups

       
Ace of Cups 2 of Cups 3 of Cups 4 of Cups
       
5 of Cups 6 of Cups 7 of Cups 8 of Cups
       
9 of Cups 10 of Cups Page of Cups Knight of Cups
       
Queen of Cups King of Cups Palace of Cups  

Bộ Swords

       
Ace of Swords 2 of Swords 3 of Swords 4 of Swords
       
5 of Swords 6 of Swords 7 of Swords 8 of Swords
       
9 of Swords 10 of Swords Page of Swords Knight of Swords
       
Queen of Swords King of Swords Palace of Swords  

Bộ Pentacles

       
Ace of Coins 2 of Coins 3 of Coins 4 of Coins
       
5 of Coins 6 of Coins 7 of Coins 8 of Coins
       
9 of Coins 10 of Coins Page of Coins Knight of Coins
       
Queen of Coins King of Coins Palace of Coins  

Dẫn nhập bộ bài Tarot of Dreams

Một cỗ xe ngựa hiện ra từ bọt biển. Một phụ nữ cây đội mũ trùm đầu đang bế một đứa bé đang phát sáng. Một hoàng đế hiện ra lờ mờ trên một thành phố ảo, đang cầm hai cột ánh sáng. Một vị thần mặt trời đang tung hứng các hành tinh.

Nếu chúng ta là những người mới biết đến tarot thì những hình ảnh đẹp đẽ nhưng kỳ quái này có ý nghĩa gì? Còn nếu chúng ta đã quen với thuộc tarot thì những hình ảnh này ăn khớp với những khuôn mẫu tarot chuẩn ở mức độ nào? Chúng sẽ mang đến những điều gì ngoài những hình ảnh cuốn hút? Tại sao chúng ta nên dùng bộ bài này chứ không phải một bộ khác?

Việc đặt ra những câu hỏi thế này cũng giống như việc xâm nhập một cánh cửa bị khóa. Để mở được cửa và khám khá những viễn cảnh phía sau nó, chúng ta cần một chiếc chìa khóa. Trong trường hợp này, chìa khóa nằm trong tựa đề: Tarot of Dreams – Tarot của những Giấc Mơ.

Ý chúng tôi không phải là những mơ mộng hão huyền hay những ảo ảnh. Chúng tôi muốn nói đến những giấc mơ thực sự – những giấc mơ đưa bạn đến một thế giới khác khi bạn ngủ.

Theo như học thuyết giấc mơ hiện đại thì những gì chúng ta thấy trong mơ được gây ra bởi sự hoạt hóa hoặc những kích thích điện từ của một vài tâm điểm nhất định trong não bộ khi chúng ta ngủ. Những tâm điểm điều khiển khả năng mường tượng và cảm xúc được kích hoạt, thay vì những tâm điểm điều khiển lý trí và khả năng định hướng, và điều này giúp giải thích cho tính chất rời rạc và kỳ quái của những giấc mơ. Theo như lý thuyết này thì lý do mà chúng ta mơ là để hệ thống ký ức của chúng ta thực hiện một kiểu tự duy trì, thải bỏ những ký ức cũ và tích hợp những ký ức mới. Vậy nên không cần phải diễn dịch các giấc mơ như là tiềm thức đang cố gửi thông điệp cho chúng ta, mà thay vào đó có thể hiểu rằng các đoạn ký ức đã được kích hoạt ngẫu nhiên ngoài mạng lưới kết hợp phức tạp của thị giác và cảm xúc thuộc về mỗi người trong chúng ta.

Đối với những người dựa vào giấc mơ để tìm kiếm những ý nghĩa bói toán có thể sẽ cảm thấy sự giải thích này cực kỳ không thỏa đáng. Nhưng thực sự thì giữa học thuyết này và Tarot tồn tại một mối liên hệ song song rất thú vị. Theo như lý thuyết thì nội dung của giấc mơ không phải là kết quả từ các quá trình tâm lý sâu xa. Nhưng chắc chắn chúng ta có thể sử dụng các hình ảnh vô lý và sống động của các giấc mơ như một cách để đạt được một góc nhìn mới cho bản thân và thế giới xung quanh chúng ta, để khám phá mạng lưới của những tổ hợp nằm bên dưới bề mặt của nhận thức. Thực sự thì tính sống động và vô lý của các giấc mơ đã biến chúng thành những công cụ lý tưởng cho mục đích này bởi chúng đánh bật chúng ta ra khỏi những khuôn mẫu tư duy thông thường. Những khuôn mẫu tư duy “bình thường”, lý trí và hợp lý giúp chúng ta sống yên ổn, nhưng không có tác dụng gì nhiều nếu chúng ta muốn khám phá sâu hơn bản chất và cuộc sống của chúng ta. Và vì thế chúng ta quay sang các giấc mơ – và Tarot – để có một cái nhìn mới.

Bộ bài tarot giới thiệu với chúng ta 78 hình ảnh được tạo ra từ giấc mơ, là những công cụ khám phá bản thân hiệu quả hơn nhiều các tình tiết rời rạc và khó nhớ tràn ngập trong giấc ngủ của chúng ta. Và bởi vì các lá bài tarot gợi cho chúng ta về những câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, những con người, nơi chốn và sự vật quen thuộc với chúng ta nhờ vào các trải nghiệm làm người chung của chúng ta, nên tarot sẽ làm thỏa mãn sâu sắc hơn và phổ biến hơn những mảnh giấc mơ rời rạc.

Một điểm mạnh khác đó là cấu trúc của bộ bài tarot, trái với bản chất vô cấu trúc của các giấc mơ. Trong tarot, có 22 hình ảnh đại diện cho những nguyên mẫu bất khả kháng và các nguồn lực làm thay đổi cuộc sống; 16 hình ảnh mang đến các dạng tính cách và các khuôn mẫu ứng xử; và 40 hình ảnh cho chúng ta thấy những thăng trầm trong cuộc sống thường nhật. Như một khuôn mẫu bao quát, chúng ta sẽ tập trung vào 22 lá Ẩn Chính như một chuyến hành trình khám phá, bắt đầu từ việc The Fool (lá số 0) khởi đầu hành trình của mình, và kết thúc ở The World (lá số 21), nơi The Fool hợp nhất và tổng hợp tất cả những gì đã học thông qua các lá bài còn lại.

Bằng việc trải ra các lá bài được chọn ngẫu nhiên và suy ngẫm kết quả với sự cân nhắc trong một tình huống cụ thể mà bạn muốn khám phá, tiềm năng dành cho trí tuệ và sự thấu hiểu là vô tận, nó chỉ bị hạn chế bởi sự kháng cự bản năng mà tất cả chúng ta đều có đối với việc thăm dò tầm hiểu biết trong chúng ta.

Do vậy, chúng ta chọn tarot như một công cụ để tự khám phá bản thân. Nhưng tính phổ biến của tarot cũng cho phép chúng ta dùng nó để khuyên bảo người khác và giúp họ trong việc tự khám phá bản thân và khiến bản thân tự tin. Khi người giải bài tarot và người hỏi cùng trải nghiệm một trải bài, các hình ảnh của tarot sẽ không dành riêng cho linh hồn của một trong hai, các mảnh giấc mơ cũng vậy, mà nó sẽ bao quát cả hai người. Do đó, một cuộc đối thoại trị liệu có thể được thiết lập và một câu chuyện có thể được đan xen nhau với những chi tiết đầy ý nghĩa từ cả hai phía.

Động lực phía sau bộ Tarot of Dreams không phải là những khao khát được khắc họa những ý tưởng bí truyền đặc trưng hoặc mang đến tính tương đương cho các nền văn hóa hoặc thần thoại cụ thể. Thay vào đó, Ciro muốn thể hiện những ý nghĩa của mỗi lá bài đối với ông theo một phương thức sinh động và mang tính cá nhân, có thể giúp người đọc bài trải nghiệm một sự hồi đáp gần gũi và bản năng hơn những bộ bài tarot khác. Nói theo cách khác, đó là khao khát được tạo ra một tập hợp những hình ảnh tarot có cùng một tác động như một giấc mơ mà chúng ta chợt nhớ ra.

Vì lý do này, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều yếu tố khó hiểu hoặc không quy phục trước những phân tích lý trí. Trong quyển sách này, chúng ta sẽ thảo luận về các cách diễn giải khác nhau có thể xảy ra cho các yếu tố này, nhưng diễn giải cuối cùng sẽ phụ thuộc ở bạn, người đọc bài. Bạn sẽ nhận ra rằng có một vài yếu tố tốt nhất là đừng giải thích, và, giống như trong một giấc mơ, chúng sẽ được xem như một yếu tố bí ẩn trong một câu chuyện mang chức năng vượt ngoài lý trí. Không có gì trong tarot là tuyệt đối cả, và các câu trả lời sẽ được tìm thấy trong tâm và trí của chính bạn… và cả trong những giấc mơ của bạn nữa.

HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG BÍ ẨN TRONG TAROT OF DREAMS

Bạn sẽ thấy vài biểu tượng ở các góc trên cùng của 78 lá bài. Những biểu tượng này đề cập đến sự tương ứng với hệ thống mật ngữ của Kabbala, bốn nguyên tố và chiêm tinh học. Tuy những hệ thống này đã được sử dụng từ thế kỷ 18 nhằm cung cấp một khung sườn cơ bản cho việc xem tarot, nhưng về phương diện lịch sử, chúng vẫn được sử dụng theo nhiều cách khác nhau bởi những người khác nhau.

Họa sĩ và tác giả của tác phẩm hiện tại không tin rằng chỉ tồn tại một hệ thống quy kết bí ẩn “chính xác” duy nhất, và chúng tôi khuyến khích những người đọc bài quan tâm hãy trải nghiệm những hệ thống khác nhau. Tuy nhiên, đôi khi việc có một nền tảng chuẩn để từ đó mà bắt đầu cũng rất hữu ích. Vì lý do này, chúng tôi đã cung cấp các biểu tượng bí ẩn cụ thể trên các lá bài. Bạn có thể chọn nghiên cứu hệ thống tương ứng của chúng tôi và dùng chúng để đọc bài hoặc suy ngẫm với nó. Bạn cũng có thể quyết định, sau một thời gian, trải nghiệm những hệ thống khác nhau. Hoặc bạn có thể quyết định bỏ qua tất cả. Mọi sự lựa chọn đều có cơ sở, và chúng tôi hy vọng bạn sẽ không ngần ngại trải nghiệm và tìm ra cái nào phù hợp với mình.

Bộ Tarot of Dreams tuân theo hệ thống Kabbala và các thuộc tính chiêm tinh được ấn định vào các lá bài bởi dòng tu kín Hermetic Order của trường phái Golden Dawn. Hệ thống đặc trưng này đã được tác giả của bộ Rider-Waite-Smith và tác giả của bộ Crowley Thoth sử dụng, chúng là hai trong số các bộ bài nổi tiếng và phổ biến nhất. Chúng tôi nhận thấy hệ thống này có thể mang đến một mức độ thoải mái và quen thuộc, sẽ được tiếp nhận và trở nên hữu ích khi vận hành cùng với Tarot of Dreams.

Do đó, bạn sẽ tìm thấy các biểu tượng ký tự Hebrew và chiêm tinh quen thuộc ở mỗi lá bài. Chúng tôi đã tạo ra hai sự thay đổi từ hệ thống Golden Dawn cơ bản. Đầu tiên, ba hành tinh “hiện đại” (Thiên Vương, Hải Vương và Diêm Vương) không được Golden Dawn sử dụng, họ dùng các nguyên tố lên ba lá Ẩn Chính thay vì các hành tinh. Với Tarot of Dreams, chúng tôi đã dùng ba hành tinh hiện đại thay cho các nguyên tố như ở Golden Dawn. Chúng tôi cũng thêm một lá Tree of Life vào bộ bài.

CÁC KÝ TỰ HEBREW

Mỗi lá Ẩn Chính được gán cho một ký tự Hebrew tương ứng với sự phân bổ của Golden Dawn. Ngoài việc đóng vai trò như bảng chữ cái, các ký tự Hebrew còn là ngôn từ, và mỗi từ có thể được sử dụng để làm sáng tỏ ý nghĩa của lá bài tarot chủ.

Đây là danh sách các ký tự Hebrew và các lá bài chủ được phân bổ:

Fool: Aleph (bò đực) Justice: Lamed (gậy thúc bò)
Magician: Beth (ngôi nhà) Hanging Man: Mem (nước)
Priestess: Gimel (lạc đà)   Death: Nun (cá)
Empress: Daleth (cửa chính) Temperance: Samekh (cọc cắm lều)
Emperor: He (cửa sổ) Devil: Ayin (mắt)
Faith: Vau (đinh) Tower: Peh (miệng)
Lovers: Zain (thanh gươm) Star: Tzaddi (móc câu)
Chariot: Cheth (hàng rào) Moon: Qoph (sau gáy)
Strength: Teth (rắn) Sun: Resh (đầu)
Hermit: Yod (bàn tay)  Judgment: Shin (răng)
Wheel: Kaph (lòng bàn tay) World: Au (chữ ký)

Bản miêu tả cho mỗi ký tự Hebrew khi ấn định cho lá bài có thể được tìm thấy trong phần dành cho các lá Ẩn Chính.

CHIÊM TINH HỌC

Ở bộ Ẩn Chính, mỗi lá bài được ấn định cho một cung hoặc một hành tinh. Có 12 cung và 10 hành tinh nên việc ấn định một cung hoặc một hành tinh vào một lá bài sẽ dẫn đến kết quả là mỗi lá bài sẽ có một biểu tượng của mình. Như đã nêu từ trước, hệ thống Golden Dawn không dùng ba hành tinh hiện đại. Thay vào đó, với ba lá bài này, họ dùng ba trong bốn nguyên tố để thay thế. Họ có những lý do liên quan đến Kabbala cho việc này, như bên dưới đây (những ai còn chưa quen với chủ đề như thế này có thể sẽ bỏ qua đoạn sau):

Các ký tự Hebrew Aleph (Fool), Mem (Hanging Man) và Shin (Judgement) dùng để chỉ về các Ký Tự Gốc của bảng chữ cái Hebrew, và tương ứng với Khí, Nước và Lửa. Đồng thời, có bảy Ký Tự Đôi, tương ứng với bảy hành tinh cổ (Mặt Trời, Mặt Trăng, Thủy Tinh, Kim Tinh, Hỏa Tinh, Mộc Tinh và Thổ Tinh). Còn lại là 12 Ký Tự Đơn đại diện cho 12 cung hoàng đạo. Sau khi đã cân nhắc kỹ càng, tôi quyết định chỉnh sửa lại hệ thống này để tận dụng được ba hành tinh hiện đại, điều này sẽ hữu ích với những người mới bắt đầu so với sự tương ứng Kabbala giữa chiêm tinh và các ký tự Hebrew. Với những ai thích những quy kết truyền thống hơn thì có thể thoải mái bỏ qua những hình khắc chiêm tinh trên các lá Fool, Hanging Man và Judgment.

Dưới đây là danh sách các cung và hành tinh được ấn định cho các lá bài chủ:

Fool: Thiên Vương Tinh Justice: Thiên Bình
Magician: Thủy Tinh Hanging Man: Hải Vương Tinh
Priestess: Mặt Trăng Death: Bọ Cạp
Empress: Kim Tinh Temperance: Nhân Mã
Emperor: Bạch Dương  Devil: Ma Kết 
Faith: Kim Ngưu Tower: Hỏa Tinh 
Lovers: Song Tử Star: Bảo Bình
Chariot: Cự Giải Moon: Song Ngư
Strength: Sư Tử Sun: Mặt Trời 
Hermit: Xử Nữ   Judgment: Diêm Vương Tinh
Wheel: Mộc Tinh World: Thổ Tinh

Với những lá Ẩn Phụ được đánh số (từ Two đến Ten), chúng dùng hệ thống Decan cổ, theo đúng với Golden Dawn. Hệ thống Decan chia mỗi cung thành ba phần bằng nhau, sau đó ấn định mỗi phần vào một hành tinh. Do đó mỗi Decan chứa đựng một cung và hành tinh quản chiếu phần đó của cung. Ví dụ:

2 of Wands – Hỏa Tinh trong cung Bạch Dương

Với các lá Hoàng Gia, mỗi lá King, Queen và Knight được ấn định với một cung hoàng đạo. Các lá Page được ấn định với ba cung tương ứng với nguyên tố của bộ bài. Tuy nhiên, theo như hệ thống Golden Dawn thì các lá King, Queen và Knight không được ấn định cho một cung đơn mà hai phần ba trên một cung mà một phần ba trên một cung khác, ví dụ:

King of Wands – Hai phần ba Nhân Mã/Một phần ba Bọ Cạp

Trong hệ thống Golden Dawn, các lá Page được ấn định một góc tư của Hoàng Đạo. Ví dụ Page of Coins được ấn định cho ba cung đầu tiên là Bạch Dương, Kim Ngưu và Song Tử, lá Page of Wands được ấn định cho ba cung tiếp theo là Cự Giải, Sư Tử và Xử Nữ, vân vân.

Phần miêu tả cho các hình khắc chiêm tinh trên các lá bài có thể tìm thấy trong phần Các Lá Bài. Các lá Hoàng Gia cho thấy các biểu tượng nguyên tố cơ bản.

GIỚI THIỆU BỘ ẨN CHÍNH

Sự diễn giả tarot hiện đại đã đặt một nền móng vĩ đại cho việc xem các lá Ẩn Chính như một chuyến hành trình theo trình tự của nhận thức, từ Fool với trạng thái ngây thơ và vô định của mình, đến World như một hình ảnh thu nhỏ của việc tự nhận thức. Trong mô hình này, chuyến hành trình không kết thúc với World. Thay vào đó, giống như đường tròn được miêu tả trong hình dáng của con số đại diện cho Fool (0), chuyến hành trình khởi đầu ở điểm xuất phát một lần nữa, nhưng ở một mức độ mới, và theo như quy tắc ba chiều thì chuyến hành trình có thể được xem như một khối cầu. Đây chính là khuôn mẫu diễn giải mà chúng tôi sẽ đi theo, và thực tế thì các lá Fool và World trong Tarot of Dreams được thiết kế đặc biệt theo lý thuyết này, như chúng ta sẽ thấy sau đây.

Dưới đây là một phiên bản có thể xảy ra của chuyến hành trình của Fool:

0 Fool là nhân vật chính của chúng ta. Với một niềm tin hoàn toàn vào bản thân và thế giới xung quanh mình, anh mặc một bộ quần áo từ sa tanh sáng màu và chuẩn bị dấn thân vào chuyến hành trình của mình. Anh ta chính là một bức tranh tuyệt vời của sự lạc quan khờ khạo. Anh ta chính là chúng ta.

Trong I MagicianII Priestess, Fool gặp gỡ những người dẫn dắt nội tâm của mình. Magician đại diện cho phần trong Fool muốn tìm kiếm các cơ hội để học hỏi và lèo lái thế giới theo hướng thuận lợi cho anh. Priestess là trực giác của Fool, là tiếng nói bên trong mà chúng ta cần phải yên lặng để lắng nghe. Không có hai người này, có khả năng Fool sẽ không thể tiến lên phía trước trong chuyến hành trình của mình.

III EmpressIV Emperor chính là cha mẹ ruột của Fool. Trong khi Magician và Priestess cho Fool biết về bản thân và các khả năng của anh thì Empress và Emperor dạy cho Fool về thế giới và các cách để lĩnh hội nó. Empress cho Fool thấy cách nhìn nhận thế giới như một món quà bất tận của tình yêu và sự sống. Emperor cho Fool thấy thế giới như một nhiệm vụ còn bỏ trống, sẵn sàng đón nhận mệnh lệnh và trật tự đặt lên nó.

V Faith (còn được gọi là Pope hoặc Hierophant trong các bộ bài khác) và VI Lovers thể hiện các phương thức quan hệ khác nhau. Trong Faith, Fool bắt đầu phát triển giác quan ý nghĩa, cho phép anh đặt những hành động của bản thân và của người khác vào bối cảnh. Trong Lovers, Fool bắt đầu học cách tạo mối quan hệ một-một với người khác.

VII Chariot cho thấy một Fool trong giai đoạn thanh niên, tự tin vào sức mạnh của bản thân khi anh mạo hiểm lao vào thế giới.

Trong sáu lá bài tiếp theo, Fool đối mặt và học hỏi từ các thử thách khác nhau mà cuộc sống ném vào anh. Trong VIII Strength, Fool bắt đầu nhận thức được bản năng bảo toàn bản thân và một nguồn sức mạnh dự trữ nội tại mà anh có thể sử dụng những lúc cần thiết. Trong những lá bài sau này, anh sẽ đối mặt với các khía cạnh tối tăm hơn của nguồn năng lượng này. Trong IX Hermit, Fool nhận ra rằng cái nhu cầu trẻ con được tán thành và có người đồng hành của mình đã dẫn lối cho một nhu cầu cần được một mình, cần một khoảng thời gian và không gian cần thiết cho sự phát triển nội tâm, hơn là những chuyến phiêu lưu bên ngoài như ở Chariot.

X Wheel cho Fool của chúng ta một cái nhìn về thế giới như một cỗ máy, và bản thân anh ta chỉ là một cái bánh răng bé nhỏ. XI Justice nhắc nhở Fool rằng khi đối diện với thuyết định mệnh được Wheel tiết lộ, cần phải có sự tuyệt đối của đúng và sai nếu cuộc sống chính là việc cần phải có ý nghĩa.

Thời gian trở nên nhọc nhằn hơn đối với Fool ở hai lá bài tiếp theo. Trong XII Hanging Man, Fool đối mặt với những trì hoãn, trở ngại, và cần phải biết kiên nhẫn và hy sinh bản thân. Trong XIII Death, sự hy sinh càng dữ dội hơn khi Fool nhận ra bản thân bị buộc phải từ bỏ hình ảnh cá nhân cũ kỹ và phải thích ứng với những hoàn cảnh đang thay đổi. Trong tình thế khó khăn này, XIV Temperance xuất hiện như một thiên thần, cho Fool thấy cách để đạt tới sự thích ứng hết sức cần thiết đó.

Trong hai lá bài tiếp theo thì đúng là tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Trong XV Devil, Fool phải đối mặt với bản ngã tăm tối của anh ta – một đốc công tham lam và không thể thỏa mãn, sẵn sàng giam Fool trong những khao khát của mình nếu được phép. Trong XVI Tower, việc nhận ra và thừa nhận sự thật ghê tởm này về bản thân đã dẫn đến một sự sụp đổ thảm khốc những ảo ảnh mà Fool đã gầy dựng cẩn thận trong những lá bài trước.

Trong thời khắc tăm tối nhất của Fool, XVII Star xuất hiện, làm dịu lại vết thương và nỗi sợ của anh bằng những dòng nước mát lành của ơn huệ và hy vọng. XVIII Moon mở ra một vùng đất hỗn loạn và đáng sợ, nhưng sau cùng lại hiện thân cho tiềm năng sáng tạo mà Fool cần có để tự nhận thức bản thân. Trong XIX Sun, khả năng tự nhận thức mới mẻ đó tỏa sáng rực rỡ. Trong XX Judgment, Fool sử dụng khả năng tự nhận thức này để mở rộng tầm mắt đến một ý niệm mới mẻ và lỗi lạc của vũ trụ nơi anh cư ngụ.

Cuối cùng, tại XXI World, Fool đã hoàn thành vòng tròn. Giờ đây anh ta hoàn toàn nhận thức được mình đã ngây thơ thế nào khi mới bắt đầu hành trình, nhưng sự ngây thơ đó cũng hết sức cần thiết để anh có thể khởi đầu theo cách của mình. Giờ đây, Fool đã công nhận vị trí của mình trong vũ trụ, sự tồn tại của Fool như một phần của một mô hình rộng lớn hơn. Anh ta sẽ sớm lao vào một chuyến hành trình mới và trình tự trên sẽ lại bắt đầu lần nữa.

GIỚI THIỆU BỘ ẨN PHỤ

Như đã lưu ý trong phần Giới Thiệu Bộ Ẩn Chính, bộ Ẩn Phụ bao gồm 56 lá bài có đánh số được chia thành bốn bộ nhỏ gồm 14 lá mỗi bộ. 14 lá này bao gồm từ Ace đến Ten, tiếp theo là các lá Hoàng Gia (gồm có Page, Knight, Queen và King).

Không như bộ Ẩn Chính đại diện cho những sự uyên thâm và những mối liên hệ tinh thần và tâm lý, mang tính thần thoại phức tạp, bộ Ẩn Phụ cho chúng ta cơ hội để khám phá những hiện thực trần tục và gần gũi xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày. Nếu như bộ Ẩn Chính có thể được so sánh với những truyền thuyết phức tạp với những chiều sâu vô hạn định, giống như bản thiên anh hùng ca của Homer, thì bộ Ẩn Phụ chỉ như một chiếc bình hoặc một chiếc bát đơn giản bằng đất sét trong những căn nhà của người Hy Lạp cổ. Khi đọc bài, bộ Ẩn Phụ giúp nhân hóa các khái niệm của Ẩn Chính và hạ mức độ của chúng xuống mức mà chúng ta có thể khám phá chúng và định dạng chúng dễ dàng hơn.

NHỮNG LÁ ẨN PHỤ ĐƯỢC ĐÁNH SỐ

Bốn bộ nhỏ của tarot là bộ Gậy (Wands), Cốc (Cups), Kiếm (Swords) và Tiền (Coins) dựa trên các bộ truyền thống của Ý là Batons, Cups, Swords và Coins. Trong tarot hiện đại, mỗi bộ hàm chứa một khía cạnh của cuộc sống, trong khi mỗi con số trong bộ bài đại diện cho một giai đoạn cụ thể trong chu trình của khía cạnh cuộc sống đó. Từ thế kỷ 19, các lĩnh vực cuộc sống được ấn định cho bộ bài đều được dựa trên mối tương quan giữa bộ bài đó với bốn nguyên tố cổ như sau:

Gậy = Lửa       Cốc = Nước

Kiếm = Khí     Tiền = Đất

Đây là bộ thuộc tính phổ biến nhất và được dùng nhiều nhất bởi Order của phái Golden Dawn. Bộ GẬY đại diện cho tinh thần đấu tranh và nguồn năng lượng rực lửa; bộ CỐC đại diện cho trực giác và những cảm xúc của nước; bộ KIẾM đại diện cho những suy nghĩ bay bổng; và bộ TIỀN (hay Pentacles trong bộ số bộ) đại diện cho thực tế vật chất và trần tục.

Chuỗi bài từ Ace đến Ten trong mỗi bộ có thể được xem như là một chu kỳ hoàn chỉnh trong lĩnh vực cuộc sống đó, từ khi nó khởi đầu như một ý tưởng (Ace) cho đến khi kết thúc (Ten). Nhìn theo cách này thì không có lá bài nào đại diện cho một tình trạng cuối cùng và bất biến của các vấn đề mà đơn giản là nó chỉ là một giai đoạn trong chu kỳ hoặc là một bước đi trong chuyến hành trình. Thậm chí các lá Ten, đại diện cho sự hoàn tất hoặc kết luận, cũng chỉ là một trạm dừng trên đường đến với việc sinh ra một chu kỳ mới tại Ace.

Bằng việc ấn định ý nghĩa cho các bộ và cho các con số, chúng ta có thể bắt đầu diễn giải các lá bài bằng cách kết hợp ý nghĩa của bộ với ý nghĩa con số: chúng ta đang trải nghiệm nguồn năng lượng NÀY (con số) trong lĩnh vực sống NÀY (bộ).

Tuy nhiên, những nhà sáng lập trường phái Golden Dawn còn thêm một tầng biểu tượng nữa: thuật chiêm tinh Decan, trong đó các lá từ Two đến Ten trong mỗi bộ đều được ấn định cho một hành tinh và một cung. Ví dụ, lá Eight of Wands được ấn định cho Thủy Tinh trong cung Nhân Mã. Trong quyển sách Mystical Origins of the Tarot, Paul Huson trình bày các chứng cứ đầy thuyết phục cho thấy Golden Dawn đã kết hợp chặt chẽ những diễn giải Decan từ Picatrix, một quyển sách về phép thuật chiêm tinh được xuất bản từ thế kỷ 14 hoặc sớm hơn. Trong quyển Picatrix, mỗi Decan được ấn định cho một hình ảnh bùa chú, và mỗi hình ảnh được trao cho một phương thức diễn giải riêng. Trong sự pha trộn có phần kỳ lạ này, Golden Dawn đã kết hợp những phương thức diễn giải Decan cổ xưa này với những ý nghĩa số học được lấy từ Cây Sự Sống Kabbala, và với những ý nghĩa bói toán được Etteilla, một chuyên gia bói bài người Pháp, tạo ra cho những lá bài để chơi lẫn những lá bài tarot để tổng hợp những ý nghĩa bói toán cho những lá Ẩn Phụ được đánh số. A. E. Waite đã rút ra bộ ý nghĩa này khi ông hướng dẫn Pamela Colman Smith thiết kế bộ tarot Rider-Waite-Smith vào năm 1910. (Trước khi có bộ RWS thì hầu hết các lá Ẩn Phụ mang số đều không có hình ảnh minh họa).

Những hình ảnh minh họa của Waite và Smith đều được lấy từ cuộc sống của chính họ, vượt ngoài truyền thống được Golden Dawn đặt ra, và họ đã tự đặt ra một quy chuẩn minh họa cho những lá bài Ẩn Phụ mang số vẫn được dùng đến ngày nay. Hầu hết các phần Tarot of Dreams vẫn dựa vào quy chuẩn này. Thực sự thì hầu hết những nhà giải bài đi theo quy chuẩn của RWS bằng cách chỉ tham khảo những hình ảnh minh họa mà không xem xét đến những thuộc tính chiêm tinh của chúng, và chưa kể đến những phương thức diễn dịch Decan thời Trung Cổ. Tất nhiên, việc chỉ dùng những hình ảnh là một cách hoàn toàn hợp lý để đọc bài tarot, nhưng Ciro và tôi đã chọn cách đưa những thuộc tính chiêm tinh vào những Ẩn Phụ mang số để những người đọc bài có hứng thú với chiêm tinh sẽ có thêm lựa chọn để đưa những mối tương quan này vào việc diễn giải các lá bài. Nếu bạn hứng thú với việc khám phá xem những phương thức diễn giải Pecatrix Decan và những ý nghĩa bói toán của Etteilla đã tác động thế nào vào hệ thống Golden Dawn thì quyển sách của Huson sẽ là một nguồn tham khảo tốt.

NHỮNG LÁ BÀI HOÀNG GIA

Các lá bài Hoàng Gia hơi khó diễn giải hơn các lá Ẩn Phụ mang số một chút. Chúng ta làm gì với những lá Page, Knight, Queen và King này đây? Phương thức tiếp cận hướng đến tiên đoán sẽ xem những lá bài này như hình ảnh đại diện cho những người trong cuộc sống của người bói, thường là về các đặc tính thể chất (ví dụ các lá Coin đều có tóc đỏ, vậy nên King of Coins sẽ là một người đàn ông tóc đỏ, Queen of Coins là một người phụ nữ tóc đỏ, vân vân.) Hiện tại, ở thời đại mà chúng ta có xu hướng đọc những lá bài theo phương thức tiếp cận tâm lý hơn, thì những lá Hoàng Gia có thể được xem như những khía cạnh của bản ngã chúng ta, hay nhân cách bổ trợ bên trong chúng ta. Rất nhiều nhà đọc bài ngày nay diễn giải những lá bài Hoàng Gia như sự hiện thân cho cả những người xung quanh chúng ta lẫn bản ngã của chúng ta, tùy thuộc vào bối cảnh của những lá bài khác và của câu hỏi.

Quyển sách này thể hiện các lá bài Hoàng Gia từ ba góc nhìn khác nhau: a) những nhân cách cụ thể; b) các giai đoạn phát triển; và c) những phương thức tiếp cận cụ thể với cuộc sống và tình huống.

Đối với phương thức “nhân cách”, chúng ta sẽ khám phá nhân cách của mỗi nhân vật Hoàng Gia bằng cách khám phá những tình ảnh và những ý nghĩa truyền thống. Hãy nhớ rằng những người được thể hiện trong các lá bài thể hiện những nhân cách “thuần túy”, nhưng sự thuần túy này không tồn tại trong đời thực. Những con người thực hiện thân cho một sự pha trộn phức tạp của những tính cách và những nét đặc trưng khác nhau. Mỗi người trong chúng ta có thể được đại diện bởi bất cứ lá bài nào trong một ngữ cảnh cụ thể, và đồng thời cũng được đại diện bởi bất cứ lá bài nào khác trong một ngữ cảnh khác.

Phương thức “giai đoạn phát triển” nhìn vào các cấp bậc của Hoàng Gia (Page, Knight, Queen và King) như một chuỗi hoặc một hệ thống cấp bậc của sự phát triển. Page còn non nớt và chưa phát triển; Knight thì tập trung, kiên định và cứng đầu; Queen trưởng thành và hài lòng với “quyền lực hậu cung”; và King là nhân vật nắm quyền. (Tôi nên nói rõ rằng tôi không hề ấn định tính quan trọng dựa vào giới tính của nhân vật. Nói cách khác, phụ nữ thì cũng như đàn ông, đều có thể làm nhân vật nắm quyền được đại diện bởi lá King, và đàn ông thì cũng như phụ nữ, đều có thể nắm “quyền lực hậu cung” được đại diện bởi lá Queen). Trong phương thức tiếp cận này, Page of Swords có thể mang nghĩa rằng một ý tưởng vẫn còn trong thời kỳ non nớt hoặc chưa được suy nghĩ thấu đáo.

Với phương thức “tiếp cận dựa trên tình huống và cuộc sống”, tôi đã mượn (có xin phép) những hạng mục của tác giả tarot Mark McElroy (tất nhiên không phải những ý nghĩa bài cá nhân của ông ấy) từ bộ Bright Idea và tác phẩm Putting the Tarot to Work của ông. Ông gọi những lá Hoàng Gia là “Những Lá Bài Tiếp Cận”, và trong hệ thống của ông, Page là Học Hỏi, Knight là Hành Động, Queen là Cảm Nhận và King là Kiểm Soát. Theo như phương thức này, nếu bạn đang đọc bài về một sự mâu thuẫn với người khác, Page of Swords có thể cho thấy rằng bạn đang cố tìm hiểu khuynh hướng tâm trí của người đó, chúng đến từ đâu, cài nào sẽ xoa dịu sự mâu thuẫn.

Tất nhiên, khi đọc bài, bạn có thể tự mình vận dụng bất kỳ phương thức tiếp cận nào trong đây, hoặc tốt hơn là kết hợp tất cả chúng lại. Việc đọc bài cũng mang đến cơ hội để bạn rút ra các mối liên kết giữa những lá Hoàng Gia khác nhau có thể xuất hiện trong một bố cục. Những lá Page đôi khi được xem như điềm báo hoặc thông điệp, có thể là được gửi đến để hoàn thành một mục tiêu nào đó của Knight giàu ý chí, người được Queen và King chỉ huy và điều hướng.

CÁC LÁ PALACE

Sau khi phiên bản đầu tiên của Tarot of Dreams được xuất bản, Ciro đã tạo ra bốn hình ảnh “cung điện” cho bốn bộ nhỏ. Ông miêu tả chúng như “bất động sản của Tarot of Dreams” và tự suy xét cách mà chúng có thể xuất hiện trong hạng mục bất động sản được liệt kê như sau: “Cups, mảnh đất chủ đạo là nước. Coins mang đến quan cảnh vùng núi và gần với những công viên được bảo vệ. Swords, nhà tầng mái tối thượng. Wands, hoàng hôn rực rỡ trong một hệ thống khu vườn sum suê và ấm áp”. Nhưng Ciro cũng nói rằng: “Thật không may là hiện tại không còn khoảng trống nào cả”.

Thật may cho chúng ta là Ciro đã quyết định đưa bốn lá bài này vào phiên bản mới của Tarot of Dreams, mở rộng bộ bài thành 83 lá (nếu tính luôn cả lá Tree of Life). Dường như giờ đây đã có khoảng không dành cho chúng, và chúng ta có thể khám phá các lá Palace khi rảnh rỗi.

Tôi thích xem mỗi lá Palace như một lá Hoàng Gia thứ năm, một cơ hội để dành cho King, Queen, Knight và Page một không gian để tương tác và một khung cảnh để bộc lộ bản thân. Khi đọc bài, các lá Palace chỉ ra rằng những năng lượng của bộ được thể hiện như một môi trường. Nó có thể là một môi trường nơi hiện tại bạn đang tìm kiếm bản thân mình, hoặc nó có thể miêu tả một tiềm năng hoặc một cơ hội để bạn tạo ra môi trường đó. Ví dụ, trong trải bài liên quan đến tương lai, Palace of Swords có thể chỉ ra rằng bạn sẽ thấy mình trong một môi trường mà bạn sẽ bị thách thức về tâm trí (và bạn sẽ chấp nhận thách thức đó). Ngoài ra, nó có cũng có thể cho thấy rằng các thái độ tiêu cực của bạn ở hiện tại sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng bị phán xét thái quá trong tương lai.

Nếu một lá Page, Knight, Queen hoặc King xuất hiện trong một dàn bài với một lá Palace của một bộ khác, nó có thể chỉ ra rằng các tính chất của Page, Knight, Queen và King được thay đổi và bổ nghĩa bởi các tác động môi trường của bộ của lá Palace.

Bộ Bài Tarot of Dreams – Ciro Marchetti, Lee Bursten

 

Rate this post

(4.64★ | 918 Đánh giá)
TÀI TRỢ

Bạn cũng có thể thích Thêm từ tác giả

Để lại một trả lời